Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 89/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
——————-

Số: 89/LĐTBXH-LĐTL

V/v: trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2011

Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum

Trả lời công văn số 1136/SLĐTBXH-LĐTL ngày 30/11/2010 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum về trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động từ công ty nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại khoản 8 Điều 36 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần thì sau khi công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong thời gian từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 5 kể từ ngày chuyển thành công ty cổ phần thì công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được thanh toán từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hóa công ty nhà nước quy định tại Điều 35 Nghị định 187/2004/NĐ-CP. Hết thời hạn trên, công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động.

2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm thì: “Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động”. Theo đó, người lao động làm việc ở công ty nhà nước, sau đó tiếp tục chuyển sang làm việc ở công ty cổ phần và bị mất việc làm ở công ty cổ phần thì thời gian làm việc tại các công ty nhà nước được tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc tại công ty cổ phần được tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ là tiền lương thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời để quý Sở biết và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT, Vụ LĐTL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG

Tống Thị Minh

Thuộc tính văn bản
Công văn 89/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 89/LĐTBXH-LĐTL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Tống Thị Minh
Ngày ban hành: 11/01/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
——————-

Số: 89/LĐTBXH-LĐTL

V/v: trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2011

Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum

Trả lời công văn số 1136/SLĐTBXH-LĐTL ngày 30/11/2010 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum về trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động từ công ty nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại khoản 8 Điều 36 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần thì sau khi công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong thời gian từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 5 kể từ ngày chuyển thành công ty cổ phần thì công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được thanh toán từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hóa công ty nhà nước quy định tại Điều 35 Nghị định 187/2004/NĐ-CP. Hết thời hạn trên, công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động.

2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm thì: “Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động”. Theo đó, người lao động làm việc ở công ty nhà nước, sau đó tiếp tục chuyển sang làm việc ở công ty cổ phần và bị mất việc làm ở công ty cổ phần thì thời gian làm việc tại các công ty nhà nước được tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc tại công ty cổ phần được tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ là tiền lương thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời để quý Sở biết và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT, Vụ LĐTL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG

Tống Thị Minh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 89/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động”