BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ———————
Số: 4753/LĐTBXH-LĐTL
V/v: Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————–
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013
|
Kính gửi:
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansoll Vina (Đ/c: Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Dĩ An, tỉnh Bình Dương)
|
Trả lời công văn số 02-10/CV-HSV ngày 08/10/2013 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansoll Vina về việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Trường hợp Công ty cho thôi việc đối với người lao động trước thời điểm Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thì Công ty áp dụng quy định tại Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết chế độ cho người lao động.
2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Bộ luật lao động và Điều 10 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ thì trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ (thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị) mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng lao động vào nhũng chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Căn cứ vào các quy định nêu trên và hồ sơ gửi kèm công văn số 02-10/CV-HSV của Công ty thì trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansoll Vina chuyển đổi từ việc sử dụng xe của công ty sang hình thức thuê xe của công ty dịch vụ vận chuyển dẫn đến ông Lê Tiến Dũng bị mất việc làm thì Công ty có trách nhiệm đào tạo lại ông Dũng để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới. Trường hợp không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho ông Dũng thôi việc thì Công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho ông Dũng theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật lao động và Điều 12, Điều 13 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP nêu trên.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để công ty biết và thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – TT. Phạm Minh Huân (để b/c); – Lưu: VT, Vụ LĐTL
|
TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Minh Hào
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ———————
Số: 4753/LĐTBXH-LĐTL
V/v: Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————–
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013
|
Kính gửi:
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansoll Vina (Đ/c: Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Dĩ An, tỉnh Bình Dương)
|
Trả lời công văn số 02-10/CV-HSV ngày 08/10/2013 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansoll Vina về việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Trường hợp Công ty cho thôi việc đối với người lao động trước thời điểm Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thì Công ty áp dụng quy định tại Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết chế độ cho người lao động.
2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Bộ luật lao động và Điều 10 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ thì trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ (thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị) mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng lao động vào nhũng chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Căn cứ vào các quy định nêu trên và hồ sơ gửi kèm công văn số 02-10/CV-HSV của Công ty thì trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Hansoll Vina chuyển đổi từ việc sử dụng xe của công ty sang hình thức thuê xe của công ty dịch vụ vận chuyển dẫn đến ông Lê Tiến Dũng bị mất việc làm thì Công ty có trách nhiệm đào tạo lại ông Dũng để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới. Trường hợp không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho ông Dũng thôi việc thì Công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho ông Dũng theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật lao động và Điều 12, Điều 13 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP nêu trên.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để công ty biết và thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – TT. Phạm Minh Huân (để b/c); – Lưu: VT, Vụ LĐTL
|
TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Minh Hào
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.