BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ——————–
Số: 07/2011/TT-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2011
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRONG LĨNH VỰC
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, dưới đây gọi là Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí; các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình (sau đây gọi chung là tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình) và các cơ quan chủ quản báo chí (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình gồm: Giấy phép hoạt động phát thanh; Giấy phép hoạt động truyền hình; Giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá; Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá (sau đây gọi chung là Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá); Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, Giấy phép sản xuất chương trình phụ.
2. Giấy phép hoạt động phát thanh là Giấy phép hoạt động báo nói gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình phát thanh quảng bá đầu tiên của tổ chức được cấp giấy phép.
3. Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá đầu tiên của tổ chức được cấp giấy phép.
4. Giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá là Giấy phép quy định việc sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá thứ hai trở đi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình. Kênh chương trình phát thanh bao gồm các chương trình phát thanh.
5. Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá là Giấy phép quy định việc sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá thứ hai trở đi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình. Kênh chương trình truyền hình bao gồm các chương trình truyền hình.
6. Kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá là các kênh chương trình phát thanh, truyền hình nhằm mục đích chủ yếu phát sóng cho mọi tổ chức, cá nhân tự do sử dụng mà không cố ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện đối với việc thu, xem tín hiệu phát thanh, truyền hình.
Điều 4. Thẩm quyền cấp giấy phép
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình có hiệu lực mười (10) năm kể từ ngày ký.
2. Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có hiệu lực mười (10) năm kể từ ngày ký, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của tổ chức được cấp phép.
3. Hiệu lực của Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, chương trình phụ được ghi trực tiếp trong Giấy phép được cấp, nhưng không vượt quá hiệu lực của Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá của tổ chức được cấp phép.
4. Sau chín mươi (90) ngày kể từ ngày Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có hiệu lực, tổ chức được cấp phép không hoạt động theo nội dung quy định trong giấy phép thì giấy phép được cấp không còn giá trị.
Chương II
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH
Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí như sau:
1. Điều kiện về nhân sự:
a. Người dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập phải đáp ứng những điều kiện sau:
Tốt nghiệp đại học trở lên;
Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;
Có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
Không trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
b. Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động sản xuất chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình.
c. Trường hợp sử dụng tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài để thể hiện nội dung chương trình phát thanh, truyền hình, lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung chương trình phát thanh, truyền hình phải sử dụng thành thạo tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài đó; có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên thành thạo tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài để bảo đảm việc sản xuất chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình.
2. Xác định rõ tên gọi của tổ chức dự kiến được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình; mục đích hoạt động báo chí; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá đầu tiên gắn với sự ra đời của tổ chức đó.
3. Phù hợp với quy hoạch phát triển phát thanh, truyền hình.
4. Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính theo hồ sơ đề nghị cấp phép, bao gồm:
a. Có trụ sở ổn định bảo đảm hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
b. Có đủ trang thiết bị bảo đảm hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
c. Có đủ điều kiện tài chính bảo đảm mục tiêu hoạt động theo tôn chỉ, mục đích và phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển phát thanh, truyền hình.
5. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. Đối với các tổ chức có sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng kênh chương trình phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình.
Điều 7. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép, gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của cơ quan chủ quản (Mẫu số 1).
Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
b. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
c. Đề án hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó nêu rõ:
Tên gọi, biểu tượng, mục đích hoạt động báo chí của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
Tên gọi, biểu tượng, tôn chỉ, mục đích, ngôn ngữ thể hiện của kênh chương trình quảng bá gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
Nội dung, thời gian, thời lượng phát sóng chương trình của từng ngày trong một (01) tuần, thời lượng phát sóng chương trình mới trung bình trong một (01) ngày, khung chương trình dự kiến phát sóng trong một (01) tháng, đối tượng khán giả của kênh chương trình đó;
Năng lực sản xuất chương trình, gồm: cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính (thể hiện bằng dự toán kinh phí hoạt động trong hai (02) năm của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình và nguồn lực tài chính đáp ứng được dự toán kinh phí này);
Quy trình sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình quảng bá;
Phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình quảng bá;
Hiệu quả kinh tế, xã hội.
d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến là lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình (Mẫu số 2);
đ) Danh sách dự kiến cán bộ lãnh đạo; phụ trách các phòng ban nghiệp vụ; phóng viên, biên tập viên của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình (Mẫu số 3);
e) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị, nhân sự và các điều kiện khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 5). Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
Khi thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình đã cấp, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình phải thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đã cấp.
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh chương trình quảng bá ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, gồm:
a. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình;
b. Đề án của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện những nội dung thay đổi được cơ quan chủ quản phê duyệt;
c. Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị; nhân sự và các điều kiện khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với việc thay đổi mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh chương trình quảng bá đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ, một (01) bộ là bản chính, một (01) bộ là bản sao, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 7). Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung khác ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, gồm:
a. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do và nội dung đề nghị thay đổi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình;
c. Văn bản chấp thuận đề nghị thay đổi của cơ quan chủ quản đối với các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Bộ, Ngành.
Hồ sơ lập thành một (01) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 7). Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 9. Cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
1. Chín mươi (90) ngày trước khi Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục hoạt động, cơ quan chủ quản phải làm thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, gồm:
a. Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình hoặc quyết định thành lập đối với các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đã được thành lập trước ngày có hiệu lực của Thông tư này, nhưng chưa có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
c. Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 1);
d. Báo cáo đánh giá hoạt động phát thanh, truyền hình của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình.
Hồ sơ lập thành một (01) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 1). Trường hợp không cấp lại giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Chương III
CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT KÊNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ
Điều 10. Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá
1. Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá phải là tổ chức đã được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá, gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có xác nhận của cơ quan chủ quản (Mẫu số 4);
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình;
c. Đề án sản xuất kênh chương trình quảng bá được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó nêu rõ:
Tên gọi, biểu tượng, tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình quảng bá;
Nội dung kênh chương trình quảng bá; thời gian, thời lượng phát sóng chương trình của từng ngày trong một (01) tuần; thời lượng phát sóng chương trình mới trung bình trong một (01) ngày; khung chương trình dự kiến phát sóng trong một (01) tháng, đối tượng khán giả;
Năng lực sản xuất chương trình, gồm: cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính (thể hiện bằng dự toán kinh phí sản xuất kênh chương trình trong hai (02) năm và nguồn tài chính đáp ứng được dự toán kinh phí này);
Quy trình sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình quảng bá;
Phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình quảng bá;
Hiệu quả kinh tế, xã hội.
Trường hợp đề nghị cấp giấy phép sản xuất nhiều kênh chương trình, phải làm đề án riêng đối với từng kênh chương trình cụ thể.
d) Danh sách dự kiến cán bộ lãnh đạo phụ trách các phòng, ban nghiệp vụ hoặc kênh chương trình; phóng viên, biên tập viên chịu trách nhiệm sản xuất kênh chương trình (Mẫu số 3);
đ) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị, nhân sự và các điều kiện khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với việc sản xuất kênh chương trình quảng bá của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá (Mẫu số 6). Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá được cấp cho từng kênh chương trình. Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá
Khi thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá đã cấp, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung giấy phép đã cấp.
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình quảng bá áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp phép mới quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung các nội dung khác ghi trong Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá, gồm:
a. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do và nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá;
c. Văn bản chấp thuận đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan chủ quản đối với các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Bộ, Ngành.
3. Đối với trường hợp tăng thời lượng chương trình sản xuất, ngoài các yêu cầu về hồ sơ quy định tại khoản 2 của Điều này, phải có Đề án nêu rõ tên, nội dung chương trình tăng thêm, khung chương trình dự kiến phát sóng trong (01) tháng, việc tổ chức thực hiện thời lượng chương trình sản xuất tăng thêm.
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ, một (01) bộ là bản chính, một (01) bộ là bản sao, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá (Mẫu số 8). Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 12. Cấp lại Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá
1. Chín mươi (90) ngày trước khi Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục sản xuất kênh chương trình, Tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có xác nhận của cơ quan chủ quản (Mẫu số 4);
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá hoặc văn bản đã được cấp có thẩm quyền cho phép sản xuất kênh chương trình quảng bá;
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử)
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp lại Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá. Trường hợp không cấp lại giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 13. Cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt; Giấy phép sản xuất chương trình phụ
1. Tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình muốn sản xuất chương trình đặc biệt phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, nêu rõ: Tên chương trình, mục đích sản xuất, thời lượng chương trình, nội dung chủ yếu, địa điểm thực hiện, thời gian phát sóng dự kiến, tên đơn vị thực hiện liên kết (nếu có).
b. Văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản đối với việc sản xuất chương trình đặc biệt của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Bộ, Ngành.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt lập thành một (01) bộ là bản chính, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt (Mẫu số 9). Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trả lời và nêu rõ lý do.
2. Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình muốn sản xuất chương trình phụ phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá đối với việc tăng thêm chương trình.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau:
1. Mẫu số 1: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh/ truyền hình.
2. Mẫu số 2: Sơ yếu lý lịch của người dự kiến là lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh/ truyền hình.
3. Mẫu số 3: Danh sách dự kiến cán bộ lãnh đạo; cán bộ phụ trách các phòng, ban nghiệp vụ; phóng viên, biên tập viên của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình.
4. Mẫu số 4: Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá.
5. Mẫu số 5: Giấy phép hoạt động phát thanh/ truyền hình.
6. Mẫu số 6: Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá.
7. Mẫu số 7: Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát thanh/ truyền hình.
8. Mẫu số 8: Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá.
9. Mẫu số 9: Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt.
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
2. Cơ quan chủ quản và tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về báo chí và các quy định ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
3. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Các tổ chức đang hoạt động phát thanh, truyền hình trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày có hiệu lực của Thông tư này phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 và Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các đài phát thanh, truyền hình, các tổ chức có liên quan có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, điều chỉnh nội dung Thông tư này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng Chính phủ; – Các Phó Thủ tướng Chính phủ; – VP Trung ương và các Ban Đảng; – VP Quốc hội và các UB của Quốc hội; – VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Toà án ND Tối cao; Viện Kiểm sát ND Tối cao; – UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ TT&TT; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – Các cơ quan báo chí; – Công báo; Cổng TTĐT CP; Website Bộ TT&TT; – Lưu: VT, Cục PTTH&TTĐT, MP(800)
|
|
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ——————–
Số: 07/2011/TT-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2011
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRONG LĨNH VỰC
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, dưới đây gọi là Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí; các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình (sau đây gọi chung là tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình) và các cơ quan chủ quản báo chí (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình gồm: Giấy phép hoạt động phát thanh; Giấy phép hoạt động truyền hình; Giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá; Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá (sau đây gọi chung là Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá); Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, Giấy phép sản xuất chương trình phụ.
2. Giấy phép hoạt động phát thanh là Giấy phép hoạt động báo nói gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình phát thanh quảng bá đầu tiên của tổ chức được cấp giấy phép.
3. Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá đầu tiên của tổ chức được cấp giấy phép.
4. Giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá là Giấy phép quy định việc sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá thứ hai trở đi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình. Kênh chương trình phát thanh bao gồm các chương trình phát thanh.
5. Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá là Giấy phép quy định việc sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá thứ hai trở đi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình. Kênh chương trình truyền hình bao gồm các chương trình truyền hình.
6. Kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá là các kênh chương trình phát thanh, truyền hình nhằm mục đích chủ yếu phát sóng cho mọi tổ chức, cá nhân tự do sử dụng mà không cố ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện đối với việc thu, xem tín hiệu phát thanh, truyền hình.
Điều 4. Thẩm quyền cấp giấy phép
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình có hiệu lực mười (10) năm kể từ ngày ký.
2. Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có hiệu lực mười (10) năm kể từ ngày ký, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của tổ chức được cấp phép.
3. Hiệu lực của Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, chương trình phụ được ghi trực tiếp trong Giấy phép được cấp, nhưng không vượt quá hiệu lực của Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá của tổ chức được cấp phép.
4. Sau chín mươi (90) ngày kể từ ngày Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có hiệu lực, tổ chức được cấp phép không hoạt động theo nội dung quy định trong giấy phép thì giấy phép được cấp không còn giá trị.
Chương II
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH
Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí như sau:
1. Điều kiện về nhân sự:
a. Người dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập phải đáp ứng những điều kiện sau:
Tốt nghiệp đại học trở lên;
Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;
Có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
Không trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
b. Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động sản xuất chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình.
c. Trường hợp sử dụng tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài để thể hiện nội dung chương trình phát thanh, truyền hình, lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung chương trình phát thanh, truyền hình phải sử dụng thành thạo tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài đó; có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên thành thạo tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài để bảo đảm việc sản xuất chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình.
2. Xác định rõ tên gọi của tổ chức dự kiến được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình; mục đích hoạt động báo chí; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá đầu tiên gắn với sự ra đời của tổ chức đó.
3. Phù hợp với quy hoạch phát triển phát thanh, truyền hình.
4. Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính theo hồ sơ đề nghị cấp phép, bao gồm:
a. Có trụ sở ổn định bảo đảm hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
b. Có đủ trang thiết bị bảo đảm hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
c. Có đủ điều kiện tài chính bảo đảm mục tiêu hoạt động theo tôn chỉ, mục đích và phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển phát thanh, truyền hình.
5. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. Đối với các tổ chức có sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng kênh chương trình phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình.
Điều 7. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép, gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của cơ quan chủ quản (Mẫu số 1).
Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
b. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
c. Đề án hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó nêu rõ:
Tên gọi, biểu tượng, mục đích hoạt động báo chí của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
Tên gọi, biểu tượng, tôn chỉ, mục đích, ngôn ngữ thể hiện của kênh chương trình quảng bá gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
Nội dung, thời gian, thời lượng phát sóng chương trình của từng ngày trong một (01) tuần, thời lượng phát sóng chương trình mới trung bình trong một (01) ngày, khung chương trình dự kiến phát sóng trong một (01) tháng, đối tượng khán giả của kênh chương trình đó;
Năng lực sản xuất chương trình, gồm: cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính (thể hiện bằng dự toán kinh phí hoạt động trong hai (02) năm của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình và nguồn lực tài chính đáp ứng được dự toán kinh phí này);
Quy trình sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình quảng bá;
Phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình quảng bá;
Hiệu quả kinh tế, xã hội.
d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến là lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình (Mẫu số 2);
đ) Danh sách dự kiến cán bộ lãnh đạo; phụ trách các phòng ban nghiệp vụ; phóng viên, biên tập viên của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình (Mẫu số 3);
e) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị, nhân sự và các điều kiện khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 5). Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
Khi thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình đã cấp, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình phải thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đã cấp.
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh chương trình quảng bá ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, gồm:
a. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình;
b. Đề án của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện những nội dung thay đổi được cơ quan chủ quản phê duyệt;
c. Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị; nhân sự và các điều kiện khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với việc thay đổi mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh chương trình quảng bá đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ, một (01) bộ là bản chính, một (01) bộ là bản sao, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 7). Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung khác ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, gồm:
a. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do và nội dung đề nghị thay đổi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình;
c. Văn bản chấp thuận đề nghị thay đổi của cơ quan chủ quản đối với các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Bộ, Ngành.
Hồ sơ lập thành một (01) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 7). Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 9. Cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình
1. Chín mươi (90) ngày trước khi Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục hoạt động, cơ quan chủ quản phải làm thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, gồm:
a. Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình hoặc quyết định thành lập đối với các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đã được thành lập trước ngày có hiệu lực của Thông tư này, nhưng chưa có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
c. Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 1);
d. Báo cáo đánh giá hoạt động phát thanh, truyền hình của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình.
Hồ sơ lập thành một (01) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 1). Trường hợp không cấp lại giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Chương III
CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT KÊNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ
Điều 10. Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá
1. Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá phải là tổ chức đã được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá, gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có xác nhận của cơ quan chủ quản (Mẫu số 4);
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình;
c. Đề án sản xuất kênh chương trình quảng bá được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó nêu rõ:
Tên gọi, biểu tượng, tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình quảng bá;
Nội dung kênh chương trình quảng bá; thời gian, thời lượng phát sóng chương trình của từng ngày trong một (01) tuần; thời lượng phát sóng chương trình mới trung bình trong một (01) ngày; khung chương trình dự kiến phát sóng trong một (01) tháng, đối tượng khán giả;
Năng lực sản xuất chương trình, gồm: cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính (thể hiện bằng dự toán kinh phí sản xuất kênh chương trình trong hai (02) năm và nguồn tài chính đáp ứng được dự toán kinh phí này);
Quy trình sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình quảng bá;
Phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình quảng bá;
Hiệu quả kinh tế, xã hội.
Trường hợp đề nghị cấp giấy phép sản xuất nhiều kênh chương trình, phải làm đề án riêng đối với từng kênh chương trình cụ thể.
d) Danh sách dự kiến cán bộ lãnh đạo phụ trách các phòng, ban nghiệp vụ hoặc kênh chương trình; phóng viên, biên tập viên chịu trách nhiệm sản xuất kênh chương trình (Mẫu số 3);
đ) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị, nhân sự và các điều kiện khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với việc sản xuất kênh chương trình quảng bá của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá (Mẫu số 6). Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá được cấp cho từng kênh chương trình. Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá
Khi thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá đã cấp, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung giấy phép đã cấp.
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình quảng bá áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp phép mới quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung các nội dung khác ghi trong Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá, gồm:
a. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do và nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá;
c. Văn bản chấp thuận đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan chủ quản đối với các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Bộ, Ngành.
3. Đối với trường hợp tăng thời lượng chương trình sản xuất, ngoài các yêu cầu về hồ sơ quy định tại khoản 2 của Điều này, phải có Đề án nêu rõ tên, nội dung chương trình tăng thêm, khung chương trình dự kiến phát sóng trong (01) tháng, việc tổ chức thực hiện thời lượng chương trình sản xuất tăng thêm.
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ, một (01) bộ là bản chính, một (01) bộ là bản sao, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá (Mẫu số 8). Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 12. Cấp lại Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá
1. Chín mươi (90) ngày trước khi Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục sản xuất kênh chương trình, Tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có xác nhận của cơ quan chủ quản (Mẫu số 4);
b. Bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá hoặc văn bản đã được cấp có thẩm quyền cho phép sản xuất kênh chương trình quảng bá;
Hồ sơ lập thành hai (02) bộ là bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử)
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp lại Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá. Trường hợp không cấp lại giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 13. Cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt; Giấy phép sản xuất chương trình phụ
1. Tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình muốn sản xuất chương trình đặc biệt phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, nêu rõ: Tên chương trình, mục đích sản xuất, thời lượng chương trình, nội dung chủ yếu, địa điểm thực hiện, thời gian phát sóng dự kiến, tên đơn vị thực hiện liên kết (nếu có).
b. Văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản đối với việc sản xuất chương trình đặc biệt của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Bộ, Ngành.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt lập thành một (01) bộ là bản chính, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt (Mẫu số 9). Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trả lời và nêu rõ lý do.
2. Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình muốn sản xuất chương trình phụ phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá đối với việc tăng thêm chương trình.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau:
1. Mẫu số 1: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh/ truyền hình.
2. Mẫu số 2: Sơ yếu lý lịch của người dự kiến là lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh/ truyền hình.
3. Mẫu số 3: Danh sách dự kiến cán bộ lãnh đạo; cán bộ phụ trách các phòng, ban nghiệp vụ; phóng viên, biên tập viên của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình.
4. Mẫu số 4: Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá.
5. Mẫu số 5: Giấy phép hoạt động phát thanh/ truyền hình.
6. Mẫu số 6: Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá.
7. Mẫu số 7: Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát thanh/ truyền hình.
8. Mẫu số 8: Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá.
9. Mẫu số 9: Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt.
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
2. Cơ quan chủ quản và tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về báo chí và các quy định ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
3. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Các tổ chức đang hoạt động phát thanh, truyền hình trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày có hiệu lực của Thông tư này phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 và Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các đài phát thanh, truyền hình, các tổ chức có liên quan có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, điều chỉnh nội dung Thông tư này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng Chính phủ; – Các Phó Thủ tướng Chính phủ; – VP Trung ương và các Ban Đảng; – VP Quốc hội và các UB của Quốc hội; – VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Toà án ND Tối cao; Viện Kiểm sát ND Tối cao; – UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ TT&TT; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – Các cơ quan báo chí; – Công báo; Cổng TTĐT CP; Website Bộ TT&TT; – Lưu: VT, Cục PTTH&TTĐT, MP(800)
|
|
Reviews
There are no reviews yet.