Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 108/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 108/2007/QĐ-TTg NGÀY 17 THÁNG 07 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH XÃ HỘI, BỆNH DỊCH NGUY HIỂM

VÀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010, với những nội dung chính như sau:

1. Tên chương trình: Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.

2. Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

3. Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương liên quan.

4. Phạm vi thực hiện chương trình: các tỉnh/thành phố trong cả nước.

5. Mục tiêu chung: chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Phát hiện dịch sớm, bao vây dập dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6. Mục tiêu đến năm 2010 của các dự án thành phần trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS:

a) Dự án phòng, chống bệnh lao:

– Giảm tỷ lệ lao phổi mới AFB (+) xuống 70/100.000 dân;

– Giảm tỷ lệ tử vong và lây truyền bệnh lao, ngăn ngừa tình trạng lao kháng thuốc.

b)Dự án phòng, chống bệnh phong:

– Loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam;

– 100% số bệnh nhân phong bị tàn tật được điều trị và phục hồi chức năng.

c) Dự án phòng, chống bệnh sốt rét:

– Không để dịch sốt rét lớn xảy ra;

– Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống dưới 1,5/1.000 dân; giảm tỷ lệ chết do sốt rét xuống dưới 0,03/100.000 dân.

d) Dự án phòng, chống bệnh ung thư:

– Từng bước giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do ung thư;

– Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

đ) Dự án phòng, chống HIV/AIDS:

– Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số vào năm 2010;

– Giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

e) Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em:

– Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 20% số trẻ em dưới 5 tuổi; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp, còi xuống dưới 25% số trẻ em dưới 5 tuổi;

– Tiếp tục tuyên truyền, vận động, kiểm tra và giám sát ăn muối iốt.

g) Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng:

– 100% số tỉnh/thành phố triển khai dự án; 70% số xã/phường triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của trạm y tế cơ sở;

– Phát hiện và quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần (tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh);

– Điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện; hỗ trợ người bệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

h) Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản:

– Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em;

– Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 70/100.000 trẻ sơ sinh sống; giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 25‰ số trẻ sơ sinh sống.

i) Dự án tiêm chủng mở rộng:

– Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh;

– Trên 90% số trẻ em dưới 1 tuổi ở các quận, huyện được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi);loại trừ bệnh sởi vào năm 2010;

– Từng bước triển khai rộng rãi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ em dưới 5 tuổi; vắc xin phòng thương hàn, phòng tả cho trẻ em tại vùng có nguy cơ cao;

– Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu xuống 0,01/100.000 dân; bệnh ho gà xuống 0,1/100.000 dân thông qua việc triển khai tiêm nhắc lại vắc xin DPT;

– Nghiên cứu triển khai một số loại vắc xin mới để phòng bệnh cho trẻ em.

k) Dự án kết hợp quân – dân y: bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bộ đội và góp phần củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

7. Tổ chức thực hiện:

Bộ Y tế chịu trách nhiệm:

– Thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010, do lãnh đạo Bộ làm Chủ nhiệm, thành viên là các Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị liên quan;

– Thành lập các Ban điều hành các dự án thuộc chương trình. Chỉ đạo các Trưởng Ban điều hành các dự án xây dựng và trình duyệt dự án theo quy định;

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện chương trình này. Trong quá trình thực hiện cần lồng ghép với các chương trình kinh tế – xã hội khác để nâng cao hiệu quả của chương trình.

8. Nguồn vốn thực hiện:

– Ngân sách nhà nước: bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp;

– Vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ quốc tế khác;

– Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Cơ chế quản lý và điều hành chương trình:

Cơ chế quản lý và điều hành chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện theo các quy định về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định liên quan hiện hành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời có các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình.

Căn cứ vào chức năng và những quy định hiện hành, các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn cụ thể để các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 108/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 108/2007/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 17/07/2007 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , Chính sách
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 108/2007/QĐ-TTg NGÀY 17 THÁNG 07 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH XÃ HỘI, BỆNH DỊCH NGUY HIỂM

VÀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010, với những nội dung chính như sau:

1. Tên chương trình: Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.

2. Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

3. Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương liên quan.

4. Phạm vi thực hiện chương trình: các tỉnh/thành phố trong cả nước.

5. Mục tiêu chung: chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Phát hiện dịch sớm, bao vây dập dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6. Mục tiêu đến năm 2010 của các dự án thành phần trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS:

a) Dự án phòng, chống bệnh lao:

– Giảm tỷ lệ lao phổi mới AFB (+) xuống 70/100.000 dân;

– Giảm tỷ lệ tử vong và lây truyền bệnh lao, ngăn ngừa tình trạng lao kháng thuốc.

b)Dự án phòng, chống bệnh phong:

– Loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam;

– 100% số bệnh nhân phong bị tàn tật được điều trị và phục hồi chức năng.

c) Dự án phòng, chống bệnh sốt rét:

– Không để dịch sốt rét lớn xảy ra;

– Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống dưới 1,5/1.000 dân; giảm tỷ lệ chết do sốt rét xuống dưới 0,03/100.000 dân.

d) Dự án phòng, chống bệnh ung thư:

– Từng bước giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do ung thư;

– Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

đ) Dự án phòng, chống HIV/AIDS:

– Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số vào năm 2010;

– Giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

e) Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em:

– Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 20% số trẻ em dưới 5 tuổi; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp, còi xuống dưới 25% số trẻ em dưới 5 tuổi;

– Tiếp tục tuyên truyền, vận động, kiểm tra và giám sát ăn muối iốt.

g) Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng:

– 100% số tỉnh/thành phố triển khai dự án; 70% số xã/phường triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của trạm y tế cơ sở;

– Phát hiện và quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần (tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh);

– Điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện; hỗ trợ người bệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

h) Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản:

– Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em;

– Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 70/100.000 trẻ sơ sinh sống; giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 25‰ số trẻ sơ sinh sống.

i) Dự án tiêm chủng mở rộng:

– Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh;

– Trên 90% số trẻ em dưới 1 tuổi ở các quận, huyện được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi);loại trừ bệnh sởi vào năm 2010;

– Từng bước triển khai rộng rãi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ em dưới 5 tuổi; vắc xin phòng thương hàn, phòng tả cho trẻ em tại vùng có nguy cơ cao;

– Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu xuống 0,01/100.000 dân; bệnh ho gà xuống 0,1/100.000 dân thông qua việc triển khai tiêm nhắc lại vắc xin DPT;

– Nghiên cứu triển khai một số loại vắc xin mới để phòng bệnh cho trẻ em.

k) Dự án kết hợp quân – dân y: bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bộ đội và góp phần củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

7. Tổ chức thực hiện:

Bộ Y tế chịu trách nhiệm:

– Thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010, do lãnh đạo Bộ làm Chủ nhiệm, thành viên là các Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị liên quan;

– Thành lập các Ban điều hành các dự án thuộc chương trình. Chỉ đạo các Trưởng Ban điều hành các dự án xây dựng và trình duyệt dự án theo quy định;

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện chương trình này. Trong quá trình thực hiện cần lồng ghép với các chương trình kinh tế – xã hội khác để nâng cao hiệu quả của chương trình.

8. Nguồn vốn thực hiện:

– Ngân sách nhà nước: bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp;

– Vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ quốc tế khác;

– Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Cơ chế quản lý và điều hành chương trình:

Cơ chế quản lý và điều hành chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện theo các quy định về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định liên quan hiện hành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời có các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình.

Căn cứ vào chức năng và những quy định hiện hành, các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn cụ thể để các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 108/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010”