BỘ TƯ PHÁP
———
Số: 03/QĐ-BTP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua
ngành Tư pháp năm 2014
——————–
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng vàLuậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2014”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng; Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính; Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua; Giám đốc Sở Tư pháp và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Ban TĐKT Trung ương (để b/c);
– Bộ trưởng (để b/c);
– Các Thứ trưởng (để biết);
– Thành viên Hội đồng TĐKT ngành Tư pháp (để biết);
– Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
– Lưu: VT, Vụ TĐKT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Lê Hồng Sơn
|
KẾ HOẠCH
Phát động phong trào thi đua ngành Tư phápnăm 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-BTP ngày 02 tháng 01 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Để tạo động lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2014 của Ngành Tư pháp, đóng góp tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và từng địa phương, hưởng ứng thực hiện 5 nội dung thi đua giai đoạn 2011 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Bộ Tư pháp phát động tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành Tư pháp phong trào thi đua năm 2014 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Phát huy mọi nguồn lực, tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành Tư pháp, nỗ lựcphấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch công tác năm 2014.
– Chú trọng xây dựng, phát triển những điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để biểu dương, khen thưởng kịp thời và phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng tạo sự lan tỏa trong Ngành.
– Thông qua phong trào thi đua để rèn luyện nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, ý thức tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp, trao đổi, học tập chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác của Ngành.
2. Yêu cầu
– Phong trào thi đua phải được phát động và thực hiện sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành tham gia thường xuyên, liên tục, tạo động lực mới, sự đồng thuận và ý chí quyết tâm cao trong thực hiện những giải pháp đột phá, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp; gắn kết công tác tư pháp với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương.
– Nội dung, hình thức, phương thức phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua phải thực chất, hiệu quả, phù hợp với tính chất, điều kiện cụ thể về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện phong trào thi đua thường xuyên năm 2014 với các phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ phát động.
– Thường xuyên gắn kết chặt chẽ kết quả thực hiện phong trào thi đua với khen thưởng; khen thưởng phải trên cơ sở kết quả, thành tích thi đua; đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng khen thưởng, bảo đảm khen thưởng chính xác, công khai, công bằng và kịp thời; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tạo động lực để tập thể và cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tăng tỷ lệ khen thưởng hợp lý đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người trực tiếp lao động.
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
Toàn Ngành Tư pháp ra sức thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2014, với chủ đề: “Toàn Ngành Tư pháp đồng thuận, vượt khó, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao”, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phổ biến quán triệt thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng. Trong đó, trọng tâm năm 2014 là tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ VI, và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; xây dựng Đề án đổi mới công tác thi đua khen thưởng ngành Tư pháp nhằm thể chế, cụ thể hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước mới được ban hành phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của Ngành Tư pháp.
2. Bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, phát huy mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thách thức; phấn đấu 100% cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giaotrong chương trình, kế hoạch công tác được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, tập trung thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm trong đề án, chương trình, kế hoạch năm 2014.
3. Phát hiện, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay, gương người tốt, việc tốt, thường xuyên quan tâm nuôi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến, phát huy tác dụng lan toả của các điển hình tiên tiến; đồng thời, qua thực tiễn phong trào thi đua phát hiện, xây dựng, nhân rộng ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến để làm nòng cốt phát triển phong trào thi đua.
4. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức phong trào thi đua và phương thức tổ chức, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua đi vào thực chất, thiết thực, hiệu quả; lấy nhiệm vụ chính trị làm mục tiêu của phong trào thi đua; lấy kết quả, thành tích đạt được là căn cứ chủ yếu để bình xét, đề nghị khen thưởng; kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng với kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp; kết hợp chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với thi đua theo chuyên đề, giữa khen thưởng thường xuyên với khen thưởng theo chuyên đề, khen thưởng đột xuất; tăng tỷ lệ hợp lý khen thưởng đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động; khắc phục biểu hiện máy móc, cứng nhắc, hình thức trong thi đua, khen thưởng.
5. Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng được thông qua tại Kỳ họp thứ VI Quốc hội Khóa XIII. Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn của Bộ ban hành cho phù hợp với Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành của Chính phủ và phù hợp với thực tiễn, giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn về thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp.
6. Củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thi đua – Khen thưởng các cấp. Phấn đấu trong năm 2014 tiếp tục tạo sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác thi đua, khen khen thưởng, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng; đổi mới lề lối làm việc, xây dựng, thực hiện quy trình giải quyết công việc khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả.
8. Tiếp tục thực hiện sâu rộng, thiết thực, hiệu quả phong trào thi đua “Cán bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Kế hoạch ban hành tại Quyết định số 819/QĐ-BTP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp. Năm 2014, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 2659/QĐ-BT ngày 03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đảm bảo 100% cơ quan, đơn vị, Cấp uỷ, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, thực chất, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác, về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí do Bộ ban hành; tích cực phòng chống tham nhũng;đề cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, không để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.
9. Tiếp tục thực hiện thiết thực, hiệu quả các hoạt động của Ngành phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng nông thôn mớitheo Kế hoạch phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua số 2611/KH-BTP ngày 03/4/2012 của Bộ Tư pháp có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị. Năm 2014, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải ưu tiên lựa chọn một số việc cụ thể, thiết thực thúc đẩy các hoạt động về xây dựng, thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật và các chức danh tư pháp… tập trung khắc phục những hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, phục vụ tốt yêu cầu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
Vụ Thi đua – Khen thưởng làm đầu mối phối hợp với các đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội trong Bộ, xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực, góp phần hỗ trợ các hoạt động phục vụ xây dựng nông thôn mới. Mỗi Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự lựa chọn ít nhất 03 điểm cấp xã trên địa bàn để có kế hoạch ưu tiên tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong phong trào thi đua được phát động tại Kế hoạch số 2611/KH-BTP ngày 03/4/2012 của Bộ Tư pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ tổ chức thực hiện
Phong trào thi đua năm 2014 được tổ chức thực hiện thường xuyên ngay từ đầu năm, trong đó cao điểm là hai đợt:
1.1. Đợt 1: Thời gian từ đầu năm đến 15/6/2014, lập thành tích chào mừng 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2014); kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 – 07/5/2014); kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2014); kỷ niệm 66 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2014).
1.2. Đợt 2: Thời gian từ 01/7/2014 đến kết thúc năm 2014, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày thành lập nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2014); chào mừng 69 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2014).
2. Trách nhiệm thực hiện
Các thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức pháp chế bộ, ngành, Trưởng, Phó trưởng các Cụm, Khu vực thi đua, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
2.1. Căn cứ vào Kế hoạch này và nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong chương trình, kế hoạch công tác năm 2014 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để xây dựng, ban hành kế hoạch phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua năm 2014 đối với những tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Tư pháp (Vụ Thi đua – Khen thưởng) chậm nhất là ngày 15 tháng 02 năm 2014. Trong kế hoạch phát động phong trào thi đua phải xác định các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể sát thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi Cụm, Khu vực, mỗi cơ quan, đơn vị và tổ chức phát động, triển khai thực hiện phong trào thi đua đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi đối tượng được giao quản lý.
– Kết thúc đợt 1 của phong trào thi đua, tiến hành sơ kết phong trào thi đua gửi báo cáo về cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành Tư pháp (Vụ Thi đua – Khen thưởng)chậm nhất là ngày 30 tháng 6 đối với các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 15 tháng 7 năm 2014 đối với các Cụm, Khu vực thi đua và Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương thực hiện để đảm bảo thời hạn gửi báo cáo như trên.
– Kết thúc đợt 2 của phong trào thi đua, tiến hành tổng kết phong trào thi đua, bình xét khen thưởng vào dịp tổng kết năm 2014 theo quy định.
2.2. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng quan trọng của phong trào thi đua, công tác khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, động viên, khích lệ, thuyết phục cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chủ động, tự giác hăng hái tham gia tích cực phong trào thi đua.
2.3. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua, gắn công tác thi đua, khen thưởng với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể chính trị xã – hội tham gia tích cực, hiệu quả phong trào thi đua; củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, các Cục Thi hành án dân sự; coi việc tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua, công tác khen thưởng là công việc thường xuyên hàng ngày, là động lực quan trọng để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và là biện pháp quan trọng thường để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
2.4. Vụ Thi đua – Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự; Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua và các đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua; tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành Tư pháp theo quy định.
Reviews
There are no reviews yet.