BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
——————— Số: 15/QĐ-BCĐGĐTP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA VIỆC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP” Ở CẤP TRUNG ƯƠNG NĂM 2011
——————————-
TRƯỞNG BAN BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”;
Căn cứ Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”;
Căn cứ Quyết định số 1359/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương;
Xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Thủ trưởng Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch kiểm tra việc triển khai, thực hiện Đề án của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương năm 2011 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3; – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, TCCV, PL, NC; – Lưu: Văn thư, BCĐGĐTP (3b).XH |
TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Trương Vĩnh Trọng |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP” Ở CẤP TRUNG ƯƠNG NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BCĐGĐTP ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BCĐGĐTP ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả và bảo đảm đúng tiến độ Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (sau đây gọi tắt là Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm từng thành viên Ban Chỉ đạo nắm vững nội dung, mục đích và các yêu cầu chỉ đạo việc triển khai thực hiện Đề án trong năm 2011;
b) Xác định trách nhiệm và phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo Đề án đến năm 2011, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ đề ra;
c) Thành viên Ban Chỉ đạo được giao nhiệm vụ cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Đề án;
d) Khẩn trương triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao đến năm 2011; ưu tiên tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề cấp bách nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
II. NỘI DUNG
1. Chỉ đạo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt nội dung Đề án, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức các ngành, các cấp về vị trí, vai trò của giám định tư pháp, trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với công tác giám định tư pháp.
2. Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương xây dựng Kế hoạch tổng thể triển khai Đề án và Kế hoạch hoạt động năm 2011, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được giao gắn với chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành và địa phương mình theo quy định của Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án theo Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010.
Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, ngành mình và địa bàn được phân công phụ trách.
3. Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011 sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, quy trình giám định theo yêu cầu và đặc thù của từng lĩnh vực giám định tư pháp; ban hành và tổ chức thực hiện Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho hoạt động giám định pháp y;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về phí giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù của từng lĩnh vực giám định tư pháp;
c) Thống kê, rà soát; ban hành hệ tiêu chí và tổ chức đánh giá năng lực, khả năng đáp ứng yêu cầu giám định của các tổ chức giám định tư pháp, các tổ chức chuyên môn, đội ngũ người giám định tư pháp trong từng lĩnh vực; lựa chọn, lập và công bố danh sách các tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn và người giám định tư pháp trong phạm vi toàn quốc;
d) Xây dựng danh mục, kế hoạch và tổ chức thực hiện bước đầu việc tăng cường, bảo đảm cơ sở vật chất (trang thiết bị, phương tiện giám định, trụ sở, kinh phí…) cho các tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự trong toàn quốc;
đ) Bảo đảm nguồn kinh phí chi trả các chi phí cho việc thực hiện giám định trong hoạt động tố tụng hình sự. Thực hiện nghiêm túc công tác dự toán, phân bổ kinh phí thường xuyên, bảo đảm kinh phí cho việc thanh toán đúng, đủ, kịp thời chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp và các chi phí cần thiết khác cho việc thực hiện giám định; chấm dứt tình trạng nợ đọng kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp và các chi phí cần thiết khác cho các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định;
e) Xây dựng, ban hành chỉ tiêu thống kê và tổ chức việc thống kê, đánh giá về số lượng, chất lượng trưng cầu, thực hiện giám định, mức độ đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử:
g) Xây dựng Dự án Luật Giám định tư pháp trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII;
h) Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 1958/CT-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 1958/CT-TTg).
4. Kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án tại một số địa phương.
Tổ chức 05 đoàn đi kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án tại một số địa phương để nắm bắt tình hình, đôn đốc và hướng dẫn việc triển khai, thực hiện Đề án tại một số địa phương, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn; đề xuất các giải pháp kịp thời tháo gỡ, điều chỉnh nhằm bảo đảm thực hiện Đề án có hiệu quả.
III. CÁC PHIÊN HỌP CỦA BAN CHỈ ĐẠO
1. Họp Ban Chỉ đạo lần thứ hai
a) Nội dung:
– Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Đề án ở các Bộ, ngành và địa phương, trong đó tập trung rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011; xác định những nhiệm vụ cần thực hiện tiếp theo trong 6 tháng cuối năm 2011; đề ra các giải pháp.
– Đánh giá tình hình giải quyết các khó khăn, vướng mắc nổi cộm trong hoạt động giám định tư pháp gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 1958/CT-TTg; đề ra các giải pháp.
b) Thời gian: tháng 6 năm 2011.
2. Họp Ban Chỉ đạo lần thứ ba
a) Nội dung:
– Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công của các Bộ, ngành và địa phương theo Đề án, trong đó đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011; sơ kết 01 năm thực hiện Đề án.
– Đánh giá tình hình giải quyết các khó khăn, vướng mắc nổi cộm trong hoạt động giám định tư pháp gắn với việc sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 1958/CT-TTg.
b) Thời gian: tháng 12 năm 2011.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
2. Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện Kế hoạch này.
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP” TRONG NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BCĐGĐTP ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BCĐGĐTP ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương)
Nhằm bảo đảm hiệu quả việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (sau đây gọi tắt là Đề án), Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án ở cấp Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tiến hành kiểm tra việc triển khai, thực hiện Đề án ở một số địa phương trong năm 2011 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Nắm bắt tình hình, đôn đốc và hướng dẫn việc triển khai, tổ chức thực hiện và kết quả bước đầu thực hiện Đề án tại địa phương.
2. Phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn; đề xuất các giải pháp kịp thời tháo gỡ, điều chỉnh nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả Đề án.
II. NỘI DUNG
Việc kiểm tra tập trung vào các nội dung sau đây:
1. Xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án và Kế hoạch của năm 2011 của địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án theo những nhiệm vụ, giải pháp đã được giao gắn với chức năng, nhiệm vụ của địa phương.
2. Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương.
3. Các điều kiện bảo đảm và giải pháp thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án của địa phương.
4. Kết quả triển khai Đề án và những kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Đề án.
5. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án.
6. Kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Đề án có hiệu quả.
III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Việc kiểm tra được thực hiện bằng hình thức:
– Từng thành viên Ban Chỉ đạo chủ động kiểm tra việc triển khai, thực hiện Đề án tại Bộ, ngành mình và địa bàn được phân công phụ trách gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình;
– Thành lập 05 đoàn kiểm tra, mỗi đoàn kiểm tra do 01 thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn và các thành viên khác là đại diện một số Bộ, ngành thành viên, cụ thể như sau:
a) Đoàn thứ nhất
– Trưởng đoàn: Phó Trưởng Ban Chỉ đạo – Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính.
– Các thành viên gồm: Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Công thương.
– Địa điểm kiểm tra: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bình Dương.
b) Đoàn thứ hai
– Trưởng đoàn: đồng chí Nguyễn Văn Hiện – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
– Các thành viên gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Xây dựng.
– Địa điểm kiểm tra: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng.
c) Đoàn thứ ba
– Trưởng đoàn: đồng chí Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an.
– Các thành viên gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Địa điểm kiểm tra: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Điện Biên, Nam Định, Đắk Lắk.
d) Đoàn thứ tư
– Trưởng đoàn: đồng chí Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế.
– Các thành viên gồm: Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Địa điểm kiểm tra: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bình Định, Lào Cai, Ninh Thuận.
đ) Đoàn thứ năm
– Trưởng đoàn: đồng chí Đặng Quang Phương – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
– Các thành viên gồm: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Địa điểm kiểm tra: Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang.
Ngoài các thành viên được chỉ định, tùy tình hình cụ thể, Trưởng đoàn có thể cử thêm thành viên tham gia đoàn kiểm tra.
2. Thời gian kiểm tra: quý III – IV năm 2011.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí phục vụ hoạt động kiểm tra của Ban Chỉ đạo được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán kinh phí thường xuyên của Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành về chế độ đi công tác và các quy định có liên quan.
Các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo phải dự trù kinh phí, gửi về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan Thường trực giúp chi hoặc hướng dẫn chi và chịu trách nhiệm thanh, quyết toán kinh phí phục vụ hoạt động kiểm tra.
2. Trong trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo tự quyết định tổ chức đoàn kiểm tra tại các địa bàn phụ trách thì chủ động phương tiện đi lại và việc ăn, ở theo quy định chung của nhà nước về chế độ công tác phí và do ngân sách bảo đảm từ nguồn kinh phí của Bộ, ngành chủ quản.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Kế hoạch này, các Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra cụ thể của đoàn mình và thông báo tới các địa phương tiến hành kiểm tra về thời gian, địa điểm, cách thức, nội dung kiểm tra để các cơ quan, đơn vị của địa phương được kiểm tra biết và tổ chức thực hiện.
2. Các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo phải hoàn thành việc kiểm tra triển khai, thực hiện Đề án trước ngày 30 tháng 11 năm 2011 và gửi báo cáo về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để tổng hợp, xây dựng báo cáo về công tác kiểm tra tình hình triển khai, thực hiện Đề án của Ban Chỉ đạo trong năm 2011.
Báo cáo kết quả kiểm tra của Ban Chỉ đạo được gửi tới các thành viên Ban Chỉ đạo để kịp thời có định hướng chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này./.
Reviews
There are no reviews yet.