Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 169/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
———————-
Số: 169/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
——————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 28 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 24 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật hàng không ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 14228/TTr-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động giao thông vận tải; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn đến năm 2020: Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng biển quốc gia; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
b) Giai đoạn đến năm 2030: Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải thành một ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam, đóng góp từ 5 – 10% vào tổng thu nhập sản phẩm quốc gia – GDP.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung và giải pháp về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, đảm bảo tính kết nối, tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Logistics;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, bao gồm cả kết cấu cầu cảng và luồng hàng hải của các cảng biển quốc gia phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển; đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ kết nối vào cảng biển, tạo thuận lợi cho hoạt động của cảng và dịch vụ Logistics;
c) Phát triển hệ thống đường bộ kết nối với các hành lang, vành đai kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt;
d) Cải tạo, nâng cấp các tuyến luồng, cảng, bến cảng thủy nội địa phù hợp với quy hoạch, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa;
đ) Phát triển hệ thống đường sắt kết nối với hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt kết nối với cảng biển khu vực Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu;
e) Hoàn thiện hệ thống cảng hàng không, sân bay tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, tạo thuận lợi phát triển dịch vụ Logistics.
2. Nội dung và giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa
Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Nội dung và giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải
a) Kiện toàn mô hình tổ chức của doanh nghiệp; thực hiện kết nối các chuỗi dịch vụ Logistics để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Logistics;
b) Huy động các nguồn lực xã hội bao gồm cả nguồn lực tài chính để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics;
c) Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics.
4. Nội dung và giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế
a) Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ Logistics;
b) Tăng cường hợp tác quốc tế, tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm quản trị cung ứng dịch vụ Logistics cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp dịch vụ Logistics.
5. Nội dung và giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai, bao gồm cả việc quản lý, sử dụng đất phục vụ cho phát triển dịch vụ Logistics;
b) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của dịch vụ Logistics;
c) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính bao gồm cả cơ chế, chính sách về thuế, nguồn vốn, lãi suất… đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ Logistics;
d) Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ Logistics;
đ) Đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án được xác định đối với từng chương trình, dự án cụ thể theo quy định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Tổ chức quản lý việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải kết nối với các trung tâm Logistics và hệ thống cảng cạn đảm bảo phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt; đồng thời, nghiên cứu phát triển hợp lý vận tải đa phương thức nhằm đẩy nhanh tốc độ thông qua hàng hóa tại cảng biển;
b) Nghiên cứu ưu tiên đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với cảng biển thuộc các tuyến hành lang kinh tế;
c) Rà soát, đánh giá năng lực các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh dịch vụ Logistics tại các cảng biển và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ Logistics;
d) Nghiên cứu đề xuất thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI trong kinh doanh, khai thác cảng biển.
2. Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng và phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải; hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ Logistics về các cơ chế, chính sách có liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, bố trí dành quỹ đất đầu tư phát triển trung tâm Logistics phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc và Giám đốc các đơn vị, doanh nghiệp dịch vụ Logistics chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng TW Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TH, ĐMDN, PL, NC, KGVX;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

Thuộc tính văn bản
Quyết định 169/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 169/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 22/01/2014 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giao thông
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
———————-
Số: 169/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
——————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 28 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 24 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật hàng không ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 14228/TTr-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động giao thông vận tải; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn đến năm 2020: Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng biển quốc gia; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
b) Giai đoạn đến năm 2030: Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải thành một ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam, đóng góp từ 5 – 10% vào tổng thu nhập sản phẩm quốc gia – GDP.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung và giải pháp về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, đảm bảo tính kết nối, tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Logistics;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, bao gồm cả kết cấu cầu cảng và luồng hàng hải của các cảng biển quốc gia phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển; đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ kết nối vào cảng biển, tạo thuận lợi cho hoạt động của cảng và dịch vụ Logistics;
c) Phát triển hệ thống đường bộ kết nối với các hành lang, vành đai kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt;
d) Cải tạo, nâng cấp các tuyến luồng, cảng, bến cảng thủy nội địa phù hợp với quy hoạch, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa;
đ) Phát triển hệ thống đường sắt kết nối với hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt kết nối với cảng biển khu vực Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu;
e) Hoàn thiện hệ thống cảng hàng không, sân bay tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, tạo thuận lợi phát triển dịch vụ Logistics.
2. Nội dung và giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa
Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Nội dung và giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải
a) Kiện toàn mô hình tổ chức của doanh nghiệp; thực hiện kết nối các chuỗi dịch vụ Logistics để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Logistics;
b) Huy động các nguồn lực xã hội bao gồm cả nguồn lực tài chính để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics;
c) Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics.
4. Nội dung và giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế
a) Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ Logistics;
b) Tăng cường hợp tác quốc tế, tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm quản trị cung ứng dịch vụ Logistics cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp dịch vụ Logistics.
5. Nội dung và giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai, bao gồm cả việc quản lý, sử dụng đất phục vụ cho phát triển dịch vụ Logistics;
b) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của dịch vụ Logistics;
c) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính bao gồm cả cơ chế, chính sách về thuế, nguồn vốn, lãi suất… đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ Logistics;
d) Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ Logistics;
đ) Đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án được xác định đối với từng chương trình, dự án cụ thể theo quy định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Tổ chức quản lý việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải kết nối với các trung tâm Logistics và hệ thống cảng cạn đảm bảo phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt; đồng thời, nghiên cứu phát triển hợp lý vận tải đa phương thức nhằm đẩy nhanh tốc độ thông qua hàng hóa tại cảng biển;
b) Nghiên cứu ưu tiên đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với cảng biển thuộc các tuyến hành lang kinh tế;
c) Rà soát, đánh giá năng lực các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh dịch vụ Logistics tại các cảng biển và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ Logistics;
d) Nghiên cứu đề xuất thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI trong kinh doanh, khai thác cảng biển.
2. Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng và phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải; hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ Logistics về các cơ chế, chính sách có liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, bố trí dành quỹ đất đầu tư phát triển trung tâm Logistics phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc và Giám đốc các đơn vị, doanh nghiệp dịch vụ Logistics chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng TW Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TH, ĐMDN, PL, NC, KGVX;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 169/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”