BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——————-
Số: 943/LĐTBXH-LĐTL
V/v: chế độ làm việc trong thời gian bị cắt điện
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————-
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2011
|
Kính gửi: Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương
Trả lời công văn số 136/BQL-LĐ ngày 07/3/2011 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương về việc hoãn chế độ làm việc và tiền lương do cắt điện 2 ngày/1 tuần, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về bố trí ngày nghỉ cho người lao động trong trường hợp bị cắt điện luân phiên có lịch thông báo trước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có công văn số 51/TTr-CSLĐ ngày 13/4/2007 gửi các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và công văn số 656/LĐTBXH-LĐTL ngày 08/3/2010 gửi Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đà Nẵng hướng dẫn thực hiện (có kèm theo), vì vậy đề nghị Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương nghiên cứu hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
2. Trường hợp không bố trí được ngày nghỉ bù cho người lao động theo công văn số 51/TTr-CSLĐ và công văn số 656/LĐTBXH-LĐTL nêu trên, mà người lao động phải ngừng việc do nguyên nhân bị cắt điện (nguyên nhân bất khả kháng) thì người lao động được trả tiền lương ngừng việc cho số ngày nghỉ ngừng việc thực tế với mức do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 3, Điều 62 Bộ luật Lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm giờ (tăng ca) và được người lao động chấp thuận thì người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ (kể cả trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm) theo quy định tại Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Số giờ làm thêm của người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ và Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Không được coi số giờ làm thêm của người lao động là để bù cho đủ số giờ làm việc trong một tuần theo quy định của pháp luật lao động mà doanh nghiệp lựa chọn, quyết định (ví dụ như 48 giờ/tuần) để không phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động.
Đề nghị Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu VP, Vụ LĐ-TL.
|
TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Minh Hào
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——————-
Số: 943/LĐTBXH-LĐTL
V/v: chế độ làm việc trong thời gian bị cắt điện
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————-
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2011
|
Kính gửi: Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương
Trả lời công văn số 136/BQL-LĐ ngày 07/3/2011 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương về việc hoãn chế độ làm việc và tiền lương do cắt điện 2 ngày/1 tuần, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về bố trí ngày nghỉ cho người lao động trong trường hợp bị cắt điện luân phiên có lịch thông báo trước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có công văn số 51/TTr-CSLĐ ngày 13/4/2007 gửi các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và công văn số 656/LĐTBXH-LĐTL ngày 08/3/2010 gửi Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đà Nẵng hướng dẫn thực hiện (có kèm theo), vì vậy đề nghị Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương nghiên cứu hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
2. Trường hợp không bố trí được ngày nghỉ bù cho người lao động theo công văn số 51/TTr-CSLĐ và công văn số 656/LĐTBXH-LĐTL nêu trên, mà người lao động phải ngừng việc do nguyên nhân bị cắt điện (nguyên nhân bất khả kháng) thì người lao động được trả tiền lương ngừng việc cho số ngày nghỉ ngừng việc thực tế với mức do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 3, Điều 62 Bộ luật Lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm giờ (tăng ca) và được người lao động chấp thuận thì người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ (kể cả trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm) theo quy định tại Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Số giờ làm thêm của người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ và Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Không được coi số giờ làm thêm của người lao động là để bù cho đủ số giờ làm việc trong một tuần theo quy định của pháp luật lao động mà doanh nghiệp lựa chọn, quyết định (ví dụ như 48 giờ/tuần) để không phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động.
Đề nghị Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu VP, Vụ LĐ-TL.
|
TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Minh Hào
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.