BỘ Y TẾ
——- Số: 2476/QĐ-BYT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————– Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN CHO ĐỐI TƯỢNG Y SỸ
————————
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và đào tạo – Bộ Y tế,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền cho đối tượng có bằng y sỹ, thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
Điều 2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền được áp dụng trong các Trường đào tạo y sỹ từ năm học 2010 – 2011.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học và đào tạo chỉ đạo và hướng dẫn các trường biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu dạy học.
Điều 4. Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục/Vụ của Bộ Y tế, Hiệu trưởng các Trường đào tạo y sỹ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Như Điều 4; – Bộ GD&ĐT; – Lưu: VT-K2ĐT. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Tiến |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành theo Quyết định số 2476 /QĐ-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(Ban hành theo Quyết định số 2476 /QĐ-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành Y học cổ truyền
Chức danh sau khi tốt nghiệp:Chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ truyền
Thời gian đào tạo: 6 tháng
Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Y sỹ trung cấp
Cơ sở đào tạo: Các Trường được Bộ Y tế cho phép đào tạo Y sỹ.
Cơ sở làm việc: Người có bằng tốt nghiệp Y sỹ và có chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ truyền được tuyển dụng vào làm việc tại tuyến y tế cơ sở theo quy chế tuyển dụng viên chức và người lao động của Nhà nước.
1. Khám và chữa một số bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
2. áp dụng Y học cổ truyền, đặc biệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
3. Hướng dẫn nhân dân trồng, nuôi, khai thác và sử dụng các cây, con làm thuốc an toàn, hợp lý.
4. Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong nhân dân địa phương.
5. Chế biến và bào chế một số dạng thuốc Y học cổ truyền thông thường.
6. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.
7. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác Y học cổ truyền tại địa phương.
8. Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm Y tế, trong khoa/phòng bệnh viện.
9. Thực hiện các nhiệm vụ của một người Y sỹ trung cấp.
10. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.
Đào tạo cho người Y sỹ có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản để làm nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân chủ yếu bằng thuốc nam, châm cứu xoa bóp và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tại tuyến y tế cơ sở; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khoẻ; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.
a) Về kiến thức
– Những kiến thức về:
+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường theo quan điểm y học hiện đại và y học cổ truyền.
+ Lý luận cơ bản của Y học phương Đông.
– Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo Y học cổ truyền.
– Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong nhân dân địa phương
b) Về kỹ năng:
– Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
– Làm được các bệnh án y học cổ truyền bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, bệnh danh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp) để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị).
– Làm được các thủ thuật điều trị như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo …).
– Chế biến và bào chế một số dạng thuốc y học cổ truyền thông thường
– Giáo dục nhân dân nuôi, trồng, khai thác, sử dụng các cây, con và nguyên liệu làm thuốc an toàn, hợp lý.
– Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác y học cổ truyền tại địa phương.
c) Về thái độ
– Thực hành nghề nghiệp theo Luật pháp, tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. Khiêm tốn, có ý thức tự học vươn lên.
– Khối lượng kiến thức tối thiểu: 27 đơn vị học trình
– Thời gian khoá học: 6 tháng (26 tuần)
TT
|
Nội dung
|
Số tiết
|
ĐVHT
|
Số tuần
|
1
|
Các học phần chuyên môn
|
225
|
14
|
10
|
2
|
Thực tập nghề nghiệp
|
240
|
9
|
8
|
3
|
Thực tập tốt nghiệp
|
240 giờ
|
4
|
6
|
4
|
Ôn và thi tốt nghiệp
|
2
|
||
Tổng số
|
705
|
27
|
26
|
3. Các học phần của chương trình:
TT
|
Tên học phần
|
Số ĐVHT
|
Số Tiết
|
||||
TS
|
LT
|
TH
|
TS
|
LT
|
TH
|
||
1
|
Lý luận Y học cổ truyền
|
3
|
3
|
0
|
45
|
45
|
0
|
2
|
Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
|
6
|
3
|
3
|
135
|
45
|
90
|
3
|
Đông dược và Bào chế đông dược
|
5
|
4
|
1
|
90
|
60
|
30
|
4
|
Bệnh học Nội – Nhi Y học cổ truyền
|
5
|
3
|
2
|
105
|
45
|
60
|
5
|
Bệnh học Ngoại – Sản Y học cổ truyền
|
4
|
2
|
2
|
90
|
30
|
60
|
6
|
Thực tập tốt nghiệp
|
4
|
0
|
4
|
240
|
0
|
240
|
|
Tổng cộng
|
27
|
15
|
12
|
705
|
225
|
480
|
IV. Mô tả nội dung các học phần
Kiến thức về học thuyết âm dương, ngũ hành; chức năng các tạng, phủ và các hội chứng bệnh của các tạng phủ; nguyên nhân gây bệnh, tứ chẩn, bát cương, bát pháp.
Kỹ năng vận dụng được các kiến thức nói trên vào việc khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bằng y học cổ truyền.
Kiến thức cơ bản về hệ kinh lạc, huyệt vị; tác dụng của hệ kinh lạc và huyệt vị; đường đi của 12 kinh mạch chính, 12 kinh cân; vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng;
Kiến thức và kỹ năng cơ bản về châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh để chữa một số chứng, bệnh thông thường.
Các khái niệm đơn giản của Đông dược: Tính, vị, quy kinh, công năng chủ trị, liều dùng, cách dùng của các vị thuốc thường dùng; Nguyên tắc chung thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu; các kỹ thuật bào chế các dạng thuốc Đông dược thông thường. Khai thác các bài thuốc thừa kế của địa phương.
Nhận dạng được các vị thuốc Bắc và thuốc Nam thường dùng bằng cảm quan. Vận dụng những kiến thức về đông dược vào công tác chữa bệnh. Tham gia hướng dẫn sử dụng đông dược an toàn, hiệu quả.
Kiến thức về triệu chứng, chẩn đoán, pháp điều trị và điều trị cụ thể một số bệnh Nội – Nhi thường gặp bằng Y học cổ truyền.
Vận dụng được các kiến thức nói trên vào việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng Nội – Nhi thường gặp trên lâm sàng.
Kiến thức về triệu chứng, chẩn đoán, pháp điều trị và điều trị cụ thể một số bệnh Ngoại – Sản phụ khoa thường gặp bằng Y học cổ truyền.
Vận dụng được các kiến thức nói trên vào việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng Ngoại – Sản phụ thường gặp trên lâm sàng.
Thực hành các kiến thức, kỹ năng đã học của chương trình đào tạo Y sỹ định hướng chuyên ngành y học cổ truyền vào thực tế chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Hoàn thiện các kỹ năng tay nghề để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá.
– Nhà trường có Bộ môn Y học cổ truyền/khoa YHCT: Giáo viên cơ hữu có tối thiểu 3 bác sỹ chuyên ngành Y học cổ truyền.
– Các Bộ môn khác trong nhà trường: đủ số lượng giáo viên cơ hữu theo quy định của Bộ Y tế để giảng dạy các môn học của Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền.
– Phòng thực tập chuyên ngành Y học cổ truyền tại trường:
+ 01 phòng thực tập Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
+ 01 phòng thực tập Đông dược có các mẫu, tiêu bản dược liệu (khoảng 108 vị thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu).
+ 01 phòng Bào chế Y học cổ truyền.
+ Vườn thuốc nam có 60 cây thuốc điều trị 9 chứng bệnh thông thường (theo hướng dẫn tại danh mục thuốc thiết yếu về Y học cổ truyền).
Các phòng thực tập có đủ mô hình, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành đảm bảo chất lượng dạy và học.
– Thư viện và sách giáo khoa, tài liệu để dạy – học:
+ Có bộ giáo trình về các môn học chuyên ngành Y học cổ truyền do nhà trường biên soạn dùng để dạy – học.
+ Đảm bảo sách, tài liệu về Y học cổ truyền để giáo viên và học viên tham khảo.
+ Có đủ tài liệu khác cho học viên học tập.
– Cơ sở thực hành ngoài trường:
+ Bệnh viện Y học cổ truyền.
+ Các khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện huyện.
+ Trạm Y tế xã được nhà trường chọn làm cơ sở thực hành cho học viên chuyên ngành Y học cổ truyền.
1- Môn thi lý thuyết tổng hợp: Những kiến thức tổng hợp các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền.
2- Môn thi thực hành nghề nghiệp: Làm bệnh án trên bệnh nhân, tại bệnh viện tỉnh/thành phố hoặc bệnh viện trung ương. Trình bày bệnh án, thực hiện một số quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trả lời một số câu hỏi liên quan đến bệnh án và người bệnh.
Kỳ thi cuối khoá Y sỹ chuyên ngành y học cổ truyền được tổ chức và thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
Học viên được công nhận tốt nghiệp sẽ được Hiệu trưởng cơ sở đào tạo cấpChứng chỉ tốt nghiệp chuyên ngành Y học cổ truyền.
Chương trình đào tạo Y sỹ định hướng chuyên ngành Y học cổ truyền thể hiện mục tiêu, quy định về nội dung, yêu cầu định mức khối lượng kiến thức và kỹ năng, thời gian đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền.
Chương trình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở các trường đã được Bộ Y tế cho phép đào tạo Y sỹ định hướng chuyên ngành Y học cổ truyền.
Việc triển khai chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chương trình đào tạo, các trường xây dựng và ban hành giáo trình và tài liệu giảng dạy.
Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền bao gồm: học lý thuyết và thực tập tại trường; thi kết thúc các học phần; thực tập cuối khoá và thi cuối khoá.
Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần. Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học 1 hoặc 2 buổi, mỗi buổi không quá 6 tiết. Mỗi tuần không bố trí quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tế tốt nghiệp được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ.
Chương trình gồm có 6 học phần, mỗi học phần đã được xác định số đơn vị học trình (bao gồm số đơn vị học trình lý thuyết và thực hành). Để thống nhất nội dung giữa các Trường, trong chương trình có đề cập tới chương trình chi tiết các học phần, các trường có thể áp dụng để lập kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, để phù hợp với tính đặc thù của mỗi trường, Hiệu trưởng các trường có thể đề xuất và thông qua Hội đồng đào tạo của trường để điều chỉnh từ 20 đến 30% nội dung cho phù hợp với tính đặc thù của địa phương, nhưng không làm thay đổi mục tiêu đào tạo của chương trình và học phần.
Chương trình mỗi học phần bao gồm: Mục tiêu, Nội dung, Hướng dẫn thực hiện học phần và tài liệu tham khảo để dạy và học.
Nội dung các học phần đề cập đến tên các bài học, số tiết học từng bài đủ 100% tổng số tiết của học phần.
Phần thực tập cuối khoá, bố trí thành 1 học phần, thực hiện tại một trạm y tế xã, nhằm nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền gồm:
+ Giảng dạy lý thuyết.
+ Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường.
+ Thực tập tại bệnh viện Y học cổ truyền.
+ Thực tập tại trạm y tế xã.
2.1- Giảng dạy lý thuyết:
Thực hiện tại các lớp của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường cần cung cấp đầy đủ giáo trình môn học/ học phần cho học viên, các phương tiện, đồ dùng dạy, học cho thầy và trò, các giáo viên giảng dạy cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thực hiện lượng giá, đánh giá theo các quy định cho từng học phần.
2.2- Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường:
Với các học phần có phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, các trường tổ chức để học viên được thực tập đúng khối lượng thời gian và nội dung đã quy định. Có thể phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ để học viên được trực tiếp thực hiện các nội dung thực hành. Để đảm bảo chất lượng thực tập của học viên, các trường cần xây dựng và hoàn thiện các phòng thực hành, phòng thực tập tiền lâm sàng…. Học viên được đánh giá kết quả thực tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết học phần.
2.3- Thực tập tại bệnh viện:
– Thời gian: 5 tuần (200 tiết), được bố trí theo từng môn học (môn Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc: 1 tuần; Bệnh học Y học cổ truyền: 4 tuần).
– Địa điểm: Tại các khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện huyện, tỉnh, trung ương.
– Nội dung:
+ Thực hành các kiến thức, kỹ năng của môn học Châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc, Bệnh học Y học cổ truyền vào thực tế lâm sàng và chăm sóc người bệnh.
+ Thực hiện các quy trình khám và điều trị một số bệnh thường gặp bằng Y học cổ truyền
Phần thực tập lâm sàng tại các bệnh viện là phần quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hình thành kỹ năng nghề nghiệp.
Thời gian thực tập tại bệnh viện được bố trí tương ứng với thời điểm các môn học chuyên môn để học viên thực hành và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng.
– Tổ chức học tập:
Căn cứ vào khối lượng thời gian, nội dung thực tập đã phân bổ theo từng môn học và tình hình thực tế của các cơ sở thực tập của trường và địa phương, Hiệu trưởng nhà trường bố trí các lớp học viên thành từng nhóm nhỏ, quy định thời gian thực tập tại mỗi cơ sở để học viên có thể luân phiên thực tập ở các cơ sở nhằm hoàn thiện năng lực nghề nghiệp toàn diện của học viên. Tại mỗi cơ sở thực tập và mỗi đợt thực tập, Hiệu trưởng quy định chỉ tiêu thực hành cho học viên cần phải thực hiện.
Trong thời gian học viên thực tập tại bệnh viện phải có giáo viên của nhà trường hoặc giáo viên kiêm chức trực tiếp hướng dẫn.
– Đánh giá: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ là bài kiểm tra thực hành (khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các kỹ năng thực hành) và được tính vào điểm trung bình môn học/học phần.
2.4-Thực tập tại trạm y tế xã (thực tập cuối khoá):
Thời gian thực tập cuối khoá trong chương trình đào tạo là 4 tuần (160 giờ) thực hiện vào cuối khoá học.
Địa điểm thực tập: tại các Trạm Y tế xã và cộng đồng dân cư trong xã.
Nội dung thực tập: Thực hành các kiến thức, kỹ năng đã học của chương trình đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền vào thực tế chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Hoàn thiện các kỹ năng tay nghề để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá.
Ngay từ đầu khoá học nhà trường cần xác định các địa điểm học viên sẽ đến thực tập. Hiệu trưởng xác định mục tiêu, nội dung học tập, chỉ tiêu thực hành tại cộng đồng, phân công giáo viên của trường, bồi dưỡng giáo viên thỉnh giảng, chuẩn bị cơ sở vật chất, hậu cần … và lập kế hoạch cụ thể cho mỗi đợt thực tập cho các khoá đào tạo.
Cuối đợt thực tập, mỗi học viên làm một bản báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thực tập, kết quả hoàn thành các chỉ tiêu thực tập và trình sổ thực tập, giáo viên chấm để lấy điểm thi học phần.
– Coi trọng tự học của học viên
– Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.
– Đảm bảo giáo trình và tài liệu tham khảo cho học viên.
– Khi đã có tương đối đủ giáo trình, khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.
– Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, và thực tế tại cộng đồng.
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên trong quá trình đào tạo và thi kết thúc khoá học được thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN
Số học phần: 1
Số đơn vị học trình: 3 đvht (LT3 – TH 0)
Số tiết: 45(LT 45/TH0)
I. Mục tiêu:
1- Trình bày được:
– Nội dung Học thuyết âm dương, ngũ hành và ứng dụng Học thuyết âm dương, ngũ hành vào chẩn đoán và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền.
– Chức năng các tạng, phủ và nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.
2- Vận dụng lý luận Y học cổ truyền để chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền.
II. Nội dung:
TT
|
Tên bài học
|
Số tiết
|
||
TS
|
LT
|
TH
|
||
1
|
Học thuyết âm dương và ứng dụng trong Y học cổ truyền
|
4
|
4
|
|
2
|
Học thuyết Ngũ hành và ứng dụng trong Y học cổ truyền
|
4
|
4
|
|
3
|
Chức năng tạng phủ và sự quan hệ giữa các tạng phủ
|
4
|
4
|
|
4
|
Các hội chứng bệnh trong Y học cổ truyền
|
8
|
4
|
4
|
5
|
Nguyên nhân gây bệnh theo lý kuận Y học cổ truyền
|
4
|
4
|
|
6
|
Tứ chẩn
|
8
|
4
|
4
|
7
|
Bát cương
|
6
|
4
|
2
|
8
|
Tinh – Khí – Thần – Huyết – Tân dịch
|
3
|
3
|
|
9
|
Những nguyên tắc và các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền
|
4
|
2
|
2
|
Tổng số
|
45
|
33
|
12
|
III. Phương pháp dạy/học:
– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy / học tích cực.
– Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng qui trình kỹ thuật để dạy thực hành, xem Video, Slide. Nội dung thực tập cách bắt mạch và xem lưỡi theo Y học cổ truyền
IV. Đánh giá:
– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
– Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2
– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm
V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
– Bộ Y tế, Y lý y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2008
– Bộ Y tế, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2007
– Bài giảng Y học cổ truyền, GS. Hoàng Bảo Châu, GS Trần Thuý, PGS Phạm Duy Nhạc – Nhà xuất bản Y học, 1993
– Nội kinh, GS Trần Thuý – Nhà xuất bản Y học, 1998
– Giáo trình Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, Vụ KHĐT-Bộ Y tế- Nhà xuất bản Y học, 1997
– Giáo trình môn học Lý luận cơ bản Y học cổ truyền của nhà trường.
VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Y học cổ truyền
Học phần 2:CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC
Số học phần: 1
Số đơn vị học trình: 6đvht (LT3/TH3)
Số tiết: 135(LT45/TH90)
I. Mục tiêu:
1- Trình bày được các kiến thức cơ bản về hệ kinh lạc, huyệt vị.
2- Mô tả đường đi của 12 kinh chính, 12 kinh cân. Xác định vị trí và trình bày tác dụng của các huyệt thường dùng.
3- Trình bày những kiến thức cơ bản về châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dưỡng sinh.
4- Thực hiện được các kỹ năng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dưỡng sinh để chữa các bệnh, chứng thông thường.
5- Hướng dẫn cộng đồng ứng dụng xoa bóp, bấm huyệt và dưỡng sinh vào chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ.
II. Nội dung:
TT
|
Tên bài học
|
Số tiết
|
||
TS
|
LT
|
TH
|
||
1
|
Đại cương về châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
|
2
|
2
|
|
2
|
Đại cương về kinh lạc, huyệt vị
|
2
|
2
|
|
3
|
Kinh phế, kinh đại trường
|
2
|
2
|
|
4
|
Kinh tỳ, kinh vị
|
2
|
2
|
|
5
|
Kinh tâm, kinh tiểu trường
|
2
|
2
|
|
6
|
Kinh thận, kinh bàng quang
|
2
|
2
|
|
7
|
Kinh tâm bào, kinh tam tiêu
|
2
|
2
|
|
8
|
Kinh can, kinh đởm
|
2
|
2
|
|
9
|
12 kinh cân
|
2
|
2
|
|
10
|
Huyệt ngoài kinh
|
1
|
1
|
|
11
|
Xác định huyệt vị trên người
|
4
|
4
|
|
12
|
Chọn huyệt, phối huyệt
|
4
|
4
|
|
13
|
Kỹ thuật châm cứu
|
6
|
2
|
4
|
14
|
Điện châm, thuỷ châm
|
4
|
4
|
|
15
|
Đại cương về xoa bóp, bấm huyệt và luyện tập dưỡng sinh
|
2
|
2
|
|
16
|
Các kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt
|
8
|
4
|
4
|
17
|
Vận động cơ khớp
|
4
|
2
|
2
|
18
|
Xoa bóp, bấm huyệt theo vùng trên cơ thể
|
4
|
2
|
2
|
19
|
Luyện thở, luyện tinh thần
|
4
|
2
|
2
|
20
|
Điều trị một số bệnh chứng thường gặp bằng châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc
|
16
|
12
|
4
|
21
|
Thực hành châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt trên lâm sàng
|
60
|
60
|
|
Tổng số
|
135
|
45
|
90
|
III. Phương pháp dạy/học:
– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy / học tích cực.
– Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng qui trình kỹ thuật để dạy thực hành, xem Video, Slide.
– Thực tập lâm sàng:Tại bệnh viện, học sinh thực hiện các thao tác kỹ thuật châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên lâm sàng.
IV. Đánh giá:
– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
– Kiểm tra định kỳ: 4 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết, 2 bài kiểm tra thực hành)
– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm
V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
– Bộ Y tế, Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, 2008
– Bộ Y tế, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2007
– Bài giảng Y học cổ truyền, GS. Hoàng Bảo Châu, GS Trần Thuý, PGS Phạm Duy Nhạc – Nhà xuất bản Y học, 1993
– Châm cứu học, PGS. TS Phan Chí Hiếu, Nhà xuất bản y học 2007
– Châm cứu chữa bệnh, GS. Nguyễn Tài Thu, Nhà xuất bản Y học, 1992
– Tân châm, GS. Nguyễn Tài Thu, Nhà xuất bản Y học, 1994
– Xoa bóp – bấm huyệt, GS. Hoàng Bảo Châu
– Giáo trình môn học Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của nhà trường
VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Y học cổ truyền
Số học phần: 1
Số đơn vị học trình: 5đvht(LT4/TH1)
Số tiết: 90(LT 60/TH30)
I. Mục tiêu:
1- Trình bày được:
– Bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, liều dùng, cách dùng của các vị thuốc thường dùng.
– Những nguyên tắc cơ bản của bào chế Đông dược.
2. Nhận biết được các vị thuốc Bắc và thuốc Nam thường dùng bằng cảm quan. Khai thác và sử dụng các bài thuốc thừa kế của địa phương.
3. Thực hành bào chế các dạng thuốc Đông dược thông thường: thuốc phiến, thuốc thang.
II. Nội dung:
TT
|
Tên bài học
|
Số tiết
|
||
TS
|
LT
|
TH
|
||
1
|
Đại cương về thuốc Đông dược
|
4
|
4
|
|
2
|
Thuốc giải biểu
|
4
|
4
|
|
3
|
Thuốc thanh nhiệt
|
4
|
4
|
|
4
|
Thuốc lợi thuỷ, trừ hàn
|
2
|
2
|
|
5
|
Thuốc trừ phong thấp
|
2
|
2
|
|
6
|
Thuốc bình can, an thần
|
2
|
2
|
|
7
|
Thuốc chỉ khái, trừ đàm
|
2
|
2
|
|
8
|
Thuốc cố sáp
|
2
|
2
|
|
9
|
Thuốc tiêu thực, tả hạ
|
2
|
2
|
|
10
|
Thuốc lý khí
|
2
|
2
|
|
11
|
Thuốc hành huyết
|
2
|
2
|
|
12
|
Thuốc chỉ huyết
|
2
|
2
|
|
13
|
Thuốc bổ
|
4
|
4
|
|
14
|
Bài thuốc cổ phương
|
16
|
14
|
2
|
15
|
Các bài thuốc thừa kế của địa phương
|
8
|
8
|
|
16
|
Phương pháp làm mềm và thái phiến dược liệu
|
2
|
2
|
0
|
17
|
Các phương pháp sao dược liệu
|
3
|
1
|
2
|
18
|
Các phương pháp sao tẩm dược liệu
|
3
|
1
|
2
|
19
|
Nhận biết cây thưốc tươi tại vườn thuốc
|
8
|
0
|
8
|
20
|
Nhận biết các vị thuốc khô tại phòng thực tập
|
16
|
0
|
16
|
Tổng số
|
90
|
60
|
30
|
III. Phương pháp dạy /học:
– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/ học tích cực.
– Thực hành:Tại vườn thuốc và phòng thực tập của nhà trường, xem tranh, Video, Slide. Học sinh xem và nhận biết 60 cây thuốc tươi tại vườn thuốc và 106 vị thuốc khô tại phòng thực tập.
IV. đánh giá:
– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
– Kiểm tra định kỳ: 4 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết, 2 bài kiểm tra thực hành)
– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm.
V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
– Bộ Y tế, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2007
– Bài giảng Y học cổ truyền, GS. Hoàng Bảo Châu, GS Trần Thuý, PGS Phạm Duy Nhạc – Nhà xuất bản Y học, 1993
– Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS Đỗ Tất Lợi
– Phương pháp bào chế và sử dụng thuốc, Viện Y học cổ truyền Việt Nam , Nhà xuất bản Y học, 1993
– Bào chế Đông dược, Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế, 2000
– Giáo trình môn học Đông dược và bào chế đông dược của nhà trường
VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Y học cổ truyền
Số học phần: 1
Số đơn vị học trình: 5 đvht(LT3/TH2)
Số tiết:105(LT45/TH60)
I. Mục tiêu:
1. Trình bày những triệu chứng, chẩn đoán, pháp điều trị và điều trị cụ thể một số bệnh Nội – Nhi thường gặp bằng Y học cổ truyền.
2. Vận dụng lý thuyết vào việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng Nội – Nhi thường gặp trên lâm sàng.
II. Nội dung:
TT
|
Tên bài học
|
Số tiết
|
||
TS
|
LT
|
TH
|
||
1
|
Bệnh tim mạch:
– Tăng huyết áp
|
2
2
|
2
2
|
|
2
|
Bệnh hô hấp:
– Viêm phế quản cấp và mãn
– Hen phế quản
– Viêm họng
|
6
2
2
2
|
6
2
2
2
|
|
3
|
Bệnh tiêu hoá:
– Viêm gan vi rút cấp, mãn
– Viêm đại tràng
|
4
2
2
|
4
2
2
|
|
4
|
Bệnh tiết niệu:
– Viêm cầu thận cấp, mãn
– Viêm bàng quang cấp, mãn
|
4
2
2
|
4
2
2
|
|
5
|
Bệnh thần kinh, cơ, xương, khớp:
– Viêm khớp dạng thấp (chứng tý)
– Đau thần kinh toạ
– Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
– Đau vai gáy, đau thần kinh liên sườn
– Tai biến mạch máu não
– Thoái hoá khớp
|
12
2
2
2
2
2
2
|
12
2
2
2
2
2
2
|
|
6
|
Bệnh nội tiết, chuyển hoá:
– Đái tháo đường
– Bệnh gout
– Rối loạn chuyển hoá Lipid
|
6
2
2
2
|
6
2
2
2
|
|
7
|
Hư lao
|
3
|
3
|
|
8
|
Bệnh truyền nhiễm:
– Quai bị
– Sốt xuất huyết
– Cảm mạo
|
4
1
2
1
|
4
1
2
1
|
|
9
|
Bệnh nhi khoa:
– Tiêu chảy mãn ở trẻ em
– Suy dinh dưỡng
|
4
2
2
|
4
2
2
|
|
10
|
Thực tập lâm sàng
|
80
|
0
|
60
|
Tổng số
|
105
|
45
|
60
|
III. Phương pháp dạy /học:
– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/học tích cực.
– Thực tập lâm sàng:Tại bệnh viện, học sinh thực hiện các kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên lâm sàng.
IV. Đánh giá:
– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
– Kiểm tra định kỳ: 4 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết và 2 bài kiểm tra thực hành)
– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm.
V. Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
– Bài giảng Y học cổ tuyền, Trường đại học Y Hà Nội
– Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học
– Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , GS. Đỗ Tất Lợi
– Phương tễ học
– Bài giảng bệnh học nội khoa, Trường đại học Y Hà Nội
– Giáo trình môn học Bệnh học y học cổ truyền của nhà trường
VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Y học cổ truyền
Số học phần: 1
Số đơn vị học trình: 4 đvht(LT2/TH2)
Số tiết: 90(LT30/TH60)
I. Mục tiêu:
1. Trình bày những triệu chứng, chẩn đoán, pháp điều trị và điều trị cụ thể một số bệnh Ngoại – Sản phụ thường gặp bằng Y học cổ truyền.
2. Vận dụng lý thuyết vào việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng Ngoại – Sản phụ thường gặp trên lâm sàng.
II. Nội dung:
TT
|
Tên bài học
|
Số tiết
|
||
TS
|
LT
|
TH
|
||
1
|
Bệnh ngoại khoa:
– Mụn nhọt, viêm cơ
– Chàm, dị ứng
– Sỏi thận, sỏi tiết niệu
– Trĩ
– Vết thương phần mềm
– Bong gân, sai khớp
|
12
2
2
2
2
2
2
|
12
2
2
2
2
2
2
|
|
2
|
Bệnh phụ khoa:
– Rối loạn kinh nguyệt
– Thống kinh
– Thiếu sữa, tắc tia sữa
– Khí hư
– Đại cương về Hiếm muộn
– Đại cương về Nam học
|
20
2
2
2
2
6
4
|
20
2
2
2
2
6
4
|
|
3
|
Thực tập lâm sàng
|
60
|
0
|
60
|
Tổng số
|
90
|
30
|
60
|
III. Phương pháp dạy/học:
– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy / học tích cực.
– Thực tập lâm sàng:Tại bệnh viện, học sinh thực hiện các kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên lâm sàng.
IV. Đánh giá:
– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
– Kiểm tra định kỳ: 4 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết và 2 bài kiểm tra thực hành)
– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm.
V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
– Bài giảng Y học cổ tuyền, Trường đại học Y Hà Nội
– Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học
– Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , GS. Đỗ Tất Lợi
– Phương tễ học
– Bài giảng bệnh học nội khoa, Trường đại học Y Hà Nội
– Giáo trình môn học Bệnh học y học cổ truyền của nhà trường
VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Y học cổ truyền
Số học phần: 1
Số đơn vị học trình: 4 đvht thực hành
Số tiết: 240 giờ
I. Mục tiêu:
1- Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị một số chứng, bệnh thường gặp bằng Y học cổ truyền.
2- Tham gia bào chế, bốc thuốc, sắc thuốc cho người bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.
3. Hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng, khai thác, sử dụng các cây, con và nguyên liệu làm thuốc an toàn, hợp lý.
4- Làm bệnh án Y học cổ truyền cho người bệnh nội trú và ngoại trú.
5- Tham gia công tác hành chính, quản lý hồ sơ, bệnh án tại cơ sở khám, chữa bệnh.
6- Rèn luyện đạo đức, tác phong thận trọng, chính xác của người thầy thuốc
II. Thời gian: 4 tuần (160 giờ) thực tập cả ngày
III. Nội dung:
Thực hành các kiến thức, kỹ năng đã học của chương trình đào tạo Y sỹ định hướng chuyên khoa y học cổ truyền vào thực tế chăm sóc sức khoẻ tại tuyến y tế cơ sở. Hoàn thiện các kỹ năng tay nghề để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá, với các chỉ tiêu tay nghề ghi trong bảng dưới đây:
TT
|
Nội dung thực tập
|
Chỉ tiêu tay nghề
|
1
|
Tiếp cận với Trạm y tế để tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Trạm Y tế cơ sở và chức trách, nhiệm vụ của các nhân viên Trạm Y tế.
|
1 bản Báo cáo
|
2
|
Tìm hiểu về mô hình bệnh tật và thực tế sử dụng YHCT của nhân dân trong xã.
|
1 bản Báo cáo
|
3
|
Tiếp nhận người bệnh đến khám và điều trị
|
8 lần
|
4
|
Khám, phát hiện triệu chứng và làm bệnh án một số bệnh Nội khoa theo Y học cổ truyền
|
4 lần
|
5
|
Khám, phát hiện triệu chứng và làm bệnh án một số bệnh Ngoại khoa theo Y học cổ truyền
|
4 lần
|
6
|
Khám, phát hiện triệu chứng và làm bệnh án một số bệnh Phụ khoa theo Y học cổ truyền
|
4 lần
|
7
|
Khám, phát hiện triệu chứng và làm bệnh án một số bệnh Nhi khoa theo Y học cổ truyền
|
4 lần
|
8
|
Làm bệnh án và lập kế hoạch điều trị các bệnh thông thường bằng phương pháp châm cứu (tai biến mạch máu não, đau thần kinh toạ, liệt giây VII ngoại biên, đau lưng, đau vai gáy, suy nhược thần kinh, đau khớp, chắp, lẹo… )
|
4 lần
|
9
|
Chuẩn bị dụng cụ và thao tác châm cứu trên người bệnh
|
4 lần
|
10
|
Xoa bóp, bấm huyệt điều trị các bệnh thông thường (đau lưng cấp, đau vai gáy, đau đầu, liệt nửa người, đau thần kinh toạ …).
|
4 lần
|
11
|
Hướng dẫn tập dưỡng sinh (các động tác cơ bản)
|
2 lần
|
12
|
Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và gia đình của họ
|
4 lần
|
13
|
Tham gia xây dựng vườn thuốc nam, thu hái, chế biến, bảo quản thuốc Đông dược tại trạm y tế
|
2 lần
|
14
|
Lập danh mục các loại thuốc YHCT, cây, con làm thuốc hiện đang sử dụng tại Trạm Y tế và các hộ gia đình
|
1 bản Báo cáo
|
15
|
Tư vấn, hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ về sử dụng YHCT khi đến khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế
|
6 lần
|
16
|
Ghi chép, sắp xếp hồ sơ, sổ sách, thuốc và dụng cụ tại cơ sở thực tập
|
4 lần
|
III. Hướng dẫn thực hiện môn học:
3.1- Giảng dạy:
– Địa điểm:Học viên thực tập tại trạm y tế xã.
– Phương pháp giảng dạy:Học viên thực hiện các kỹ năng thăm khám, phát hiện triệu chứng, làm bệnh án và thực hiện các kỹ thuật điều trị người bệnh bằng y học cổ truyền dưới sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên.
3.2- Đánh giá:
– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
– Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2
– Điểm kết thúc học phần: Trình bày tiểu luận theo chủ đề do giáo viên hướng dẫn, kết hợp với điểm hoàn thành chỉ tiêu thực hành và điểm kiểm tra sổ thực tập của học viên.
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Vụ Khoa học và đào tạo – Bộ Y tế
2. Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế
3. Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Y tế
4. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
5. Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh
6. Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An
7. Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng
8. Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn
9. Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
10. Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
11. Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang
12. Trường Trung cấp Y tế Hải Dương
13. Trường Trung cấp Y tế Đồng Tháp
14. Trường Trung cấp Y tế Bến Tre
15. Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
16. Trường Trung cấp Y tế Bình Phước
Reviews
There are no reviews yet.