Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 134/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦSỐ 134/2007/QĐ-TTg NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2007

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KHU DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC, TỈNH CAO BẰNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam2001 – 2010;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi của quy hoạch:

Khu du lịch thác Bản Giốc có quy mô diện tích khoảng 1000 ha thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ranh giới Khu du lịch được xác định cụ thể như sau:

– Phía Đông Bắc giáp đường biên giới quốc gia với Trung Quốc;

– Phía Bắc giáp địa phận các xóm Lũng Nọi, Lũng Phiắc (nhánh trên của sông Quây Sơn);

– Phía Tây Bắc giáp địa phận bản Chang, xóm Giộc Mạ, Nà Ay;

– Phía Tây giáp một phần tỉnh lộ 206, suối Gun;

– Phía Nam giáp núi Phia Lác, bản Thuôn và một phần ranh giới huyện Hạ Lang.

2. Mục tiêu:

a) Xây dựng và phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng, xứng tầm với định hướng phát triển du lịch của khu vực và cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực. Phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc phải gắn với việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

b) Xây dựng và phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc với quy mô hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch để đến năm 2010 đón được khoảng 90.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó có khoảng 13.500 lượt khách du lịch quốc tế; năm 2015 đón khoảng 350.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó có khoảng 70.000 lượt khách du lịch quốc tế; năm 2020 đón khoảng 1.000.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó có khoảng 350.000 lượt khách du lịch quốc tế.

3. Định hướng phát triển chủ yếu:

a) Xây dựng và phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc đáp ứng nhu cầu của cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đạt chất lượng để thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch, trước hết là khách du lịch quốc tế đến từ Trung Quốc, từ thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

b) Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình: tham quan thắng cảnh, bản văn hoá các dân tộc, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm và các loại hình du lịch khác, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm du lịch thể thiện được đặc trưng riêng của du lịch Bản Giốc.

c) Tổ chức không gian khu du lịch bao gồm các khu chức năng sau:

– Trung tâm đón tiếp, điều hành du lịch và dịch vụ công cộng;

– Khu tham quan thác kết hợp lễ hội văn hóa;

– Khu cơ sở lưu trú;

– Khu tham quan và nghiên cứu hang động kết hợp thể thao leo núi;

– Khu thể thao nước;

– Khu bản văn hóa các dân tộc;

– Khu dân cư đô thị tập trung;

– Khu công viên đá kết hợp cây xanh cảnh quan.

d) Đầu tư phát triển:

– Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010: tập trung vào việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thiết yếu phục vụ khách du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch.

Giai đoạn từ 2011 – 2015: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch thác Bản Giốc, đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phù hợp với đặc tính và yêu cầu hoạt động của Khu du lịch thác Bản Giốc.

– Giai đoạn từ 2016 – 2020: hoàn thành về cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc, chuẩn bị đủ điều kiện để đưa Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành một trong những trọng điểm du lịch của khu vực.

4. Giải pháp thực hiện:

a) Có chính sách thích hợp để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc theo mục tiêu đã được xác định.

b) Có cơ chế phù hợp để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có trình độ về công tác tại Khu du lịch thác Bản Giốc. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương phục vụ cho Khu du lịch thác Bản Giốc. Có biện pháp tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về văn hoá du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

c) Xây dựng, thực hiện chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc, gắn với chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Cao Bằng và của quốc gia.

d) Việc đầu tư xây dựng các dự án tại Khu du lịch thác Bản Giốc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc để bảo đảm việc đầu tư, xây dựng theo đúng Quy hoạch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; gắn việc tuyên truyền quảng bá Khu du lịch thác Bản Giốc với chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch đến Khu du lịch thác Bản Giốc và các khu, điểm du lịch khác của tỉnh Cao Bằng.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét trình cấp có thẩm quyền bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho tỉnh Cao Bằng để đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch thác Bản Giốc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm:

a) Tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện đúng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc; kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Cao Bằng.

c) Phê duyệt Quy hoạch chi tiết các khu chức năng của Khu du lịch thác Bản Giốc để bảo đảm việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tuân thủ đúng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Khu du lịch thác Bản Giốc. Thực hiện các biện pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch tại Khu du lịch thác Bản Giốc.

4. Các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện Quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 134/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 134/2007/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 17/08/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦSỐ 134/2007/QĐ-TTg NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2007

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KHU DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC, TỈNH CAO BẰNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam2001 – 2010;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi của quy hoạch:

Khu du lịch thác Bản Giốc có quy mô diện tích khoảng 1000 ha thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ranh giới Khu du lịch được xác định cụ thể như sau:

– Phía Đông Bắc giáp đường biên giới quốc gia với Trung Quốc;

– Phía Bắc giáp địa phận các xóm Lũng Nọi, Lũng Phiắc (nhánh trên của sông Quây Sơn);

– Phía Tây Bắc giáp địa phận bản Chang, xóm Giộc Mạ, Nà Ay;

– Phía Tây giáp một phần tỉnh lộ 206, suối Gun;

– Phía Nam giáp núi Phia Lác, bản Thuôn và một phần ranh giới huyện Hạ Lang.

2. Mục tiêu:

a) Xây dựng và phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng, xứng tầm với định hướng phát triển du lịch của khu vực và cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực. Phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc phải gắn với việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

b) Xây dựng và phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc với quy mô hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch để đến năm 2010 đón được khoảng 90.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó có khoảng 13.500 lượt khách du lịch quốc tế; năm 2015 đón khoảng 350.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó có khoảng 70.000 lượt khách du lịch quốc tế; năm 2020 đón khoảng 1.000.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó có khoảng 350.000 lượt khách du lịch quốc tế.

3. Định hướng phát triển chủ yếu:

a) Xây dựng và phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc đáp ứng nhu cầu của cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đạt chất lượng để thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch, trước hết là khách du lịch quốc tế đến từ Trung Quốc, từ thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

b) Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình: tham quan thắng cảnh, bản văn hoá các dân tộc, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm và các loại hình du lịch khác, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm du lịch thể thiện được đặc trưng riêng của du lịch Bản Giốc.

c) Tổ chức không gian khu du lịch bao gồm các khu chức năng sau:

– Trung tâm đón tiếp, điều hành du lịch và dịch vụ công cộng;

– Khu tham quan thác kết hợp lễ hội văn hóa;

– Khu cơ sở lưu trú;

– Khu tham quan và nghiên cứu hang động kết hợp thể thao leo núi;

– Khu thể thao nước;

– Khu bản văn hóa các dân tộc;

– Khu dân cư đô thị tập trung;

– Khu công viên đá kết hợp cây xanh cảnh quan.

d) Đầu tư phát triển:

– Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010: tập trung vào việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thiết yếu phục vụ khách du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch.

Giai đoạn từ 2011 – 2015: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch thác Bản Giốc, đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phù hợp với đặc tính và yêu cầu hoạt động của Khu du lịch thác Bản Giốc.

– Giai đoạn từ 2016 – 2020: hoàn thành về cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc, chuẩn bị đủ điều kiện để đưa Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành một trong những trọng điểm du lịch của khu vực.

4. Giải pháp thực hiện:

a) Có chính sách thích hợp để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc theo mục tiêu đã được xác định.

b) Có cơ chế phù hợp để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có trình độ về công tác tại Khu du lịch thác Bản Giốc. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương phục vụ cho Khu du lịch thác Bản Giốc. Có biện pháp tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về văn hoá du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

c) Xây dựng, thực hiện chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc, gắn với chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Cao Bằng và của quốc gia.

d) Việc đầu tư xây dựng các dự án tại Khu du lịch thác Bản Giốc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc để bảo đảm việc đầu tư, xây dựng theo đúng Quy hoạch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; gắn việc tuyên truyền quảng bá Khu du lịch thác Bản Giốc với chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch đến Khu du lịch thác Bản Giốc và các khu, điểm du lịch khác của tỉnh Cao Bằng.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét trình cấp có thẩm quyền bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho tỉnh Cao Bằng để đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch thác Bản Giốc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm:

a) Tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện đúng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc; kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Cao Bằng.

c) Phê duyệt Quy hoạch chi tiết các khu chức năng của Khu du lịch thác Bản Giốc để bảo đảm việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tuân thủ đúng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Khu du lịch thác Bản Giốc. Thực hiện các biện pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch tại Khu du lịch thác Bản Giốc.

4. Các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện Quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 134/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng”