BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
—————– Số: 966/BNN-QLCL
V/v: kiểm soát dư lượng phóng xạ trong thực phẩm NK từ Nhật Bản
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————— Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2011
|
Kính gửi:
|
– Cục Thú y;
– Cục Bảo vệ thực vật; – Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. |
Trước tình hình cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về phát hiện dư lượng chất phóng xạ vượt quá giới hạn cho phép trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản; nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị triển khai áp dụng thống nhất các biện pháp kiểm soát như sau:
1. Chế độ kiểm soát ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm:
1.1. Đối tượng áp dụng:
a. Các lô hàng thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dời Nhật Bản từ ngày 11/3/2011.
b. Việc kiểm tra được thực hiện trước khi tiến hành các thủ tục thông quan.
1.2. Tần suất kiểm tra:
a. Thực hiện lấy mẫu với tần suất 100% lô hàng để kiểm tra mức nhiễm phóng xạ đối với các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc từ các tỉnh Fukushima, Gunma, Ibaraki, Tochigi, Niigata, Yamagata.
b. Thực hiện lấy mẫu với tần suất 20% lô hàng để kiểm tra mức nhiễm phóng xạ đối với các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc từ các tỉnh khác.
1.3. Số mẫu kiểm tra: lấy 01 mẫu/lô hàng với khối lượng tối thiểu là 01 kg/mẫu.
1.4. Chỉ tiêu và mức giới hạn:
– Chỉ tiêu kiểm tra trước mắt tập trung vào 3 đồng vị phóng xạ sau: Cs134, Cs137 và I131.
– Mức giới hạn tối đa cho phép đối với các chỉ tiêu trên thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Trong trường hợp Bộ Y tế chưa có quy định, thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Codex (CODEX STAN 193-1995) – Phụ lục I kèm theo.
1.5. Phòng kiểm nghiệm: Mẫu phải được gửi phân tích tại các phòng kiểm nghiệm có tên trong danh sách nêu tại Phụ lục II kèm theo.
2. Biện pháp xử lý đối với lô hàng có mức nhiễm xạ vượt mức giới hạn tối đa cho phép
2.1. Đối với lô hàng vi phạm: Không cho phép nhập khẩu vào Việt Nam.
2.2. Đối với các lô hàng tiếp theo cùng loại, cùng xuất xứ:
a. Thực hiện lấy mẫu với tần suất 100% lô hàng để kiểm tra mức nhiễm phóng xạ đối với các lô hàng tiếp theo.
b. Khi 5 lô hàng liên tiếp được lấy mẫu kiểm tra đáp ứng yêu cầu, chuyển sang áp dụng chế độ kiểm tra xác suất.
3. Kinh phí triển khai
Toàn bộ chi phí cho việc lấy mẫu, gửi mẫu, phân tích mẫu trước mắt tạm ứng từ nguồn kinh phí của các đơn vị. Đề nghị các đơn vị lập kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai hoạt động này gửi về Bộ (qua Vụ Tài chính) tổng hợp trình Bộ phê duyệt.
4. Trách nhiệm của các đơn vị
4.1. Cục Thú y, Cục Bảo vệ Thực vật:
a. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai việc kiểm tra mức nhiễm phóng xạ theo hướng dẫn của công văn này.
b. Phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, xử lý và giám sát quá trình xử lý các lô hàng vi phạm quy định nêu trên.
c. Thông báo kịp thời những trường hợp vi phạm và định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả kiểm tra mức nhiễm phóng xạ đối với các lô hàng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của mình cho Bộ (thông qua Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS).
4.2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:
a. Theo dõi, cập nhật thông tin về thực phẩm nhiễm xạ từ Nhật Bản; biện pháp cơ quan thẩm quyền ATTP các nước đang áp dụng và kịp thời báo cáo, đề xuất biện pháp ứng phó phù hợp của Việt Nam.
b. Đầu mối thông tin về tình hình nhiễm xạ của các loại thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
c. Tổng hợp tình hình và kết quả kiểm soát mức nhiễm xạ trong thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản để báo cáo Bộ tại cuộc họp giao ban hàng tháng.
d. Thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền Nhật Bản các trường hợp phát hiện lô hàng có mức nhiễm phóng xạ vượt quá giới hạn tối đa cho phép và biện pháp Việt Nam áp dụng.
đ. Phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức đào tạo tập huấn cho các cán bộ thuộc các cơ quan kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình triển khai nếu có gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) để được giải quyết.
Yêu cầu các đơn vị lưu ý thực hiện.
Nơi nhận:
– Như trên; – Lãnh đạo Bộ; – Cục ATVSTP – Bộ Y tế; – Cục ATBX&HN – Bộ KHCN; – Các Vụ: TC, HTQT, PC, KHCN&MT; – Thanh tra Bộ; – Lưu: VT, QLCL. |
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát |
Reviews
There are no reviews yet.