BỘ TƯ PHÁP
—————— Số: 633/QĐ-BTP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————- Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2008/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TƯ PHÁP
—————————–
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-BTP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2011;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3; – Bộ Nội vụ; – Lãnh đạo Bộ; – Lưu: VT, TCCB. |
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường |
KẾ HOẠCH
SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2008/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2008
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 633 /QĐ-BTP Ngày 05 tháng 05 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 633 /QĐ-BTP Ngày 05 tháng 05 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và giải pháp trong thời gian tới;
– Đánh giá những điểm phù hợp của Nghị định số 93/2008/NĐ-CP, những điểm cần sửa đổi, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, trên cơ sở đó báo cáo và tham mưu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 93/2008/NĐ-CP;
– Xác định định hướng tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức cán bộ của Bộ Tư pháp.
2. Yêu cầu
– Việc sơ kết bảo đảm tính nghiêm túc, thực chất và được triển khai ở tất cả các đơn vị thuộc Bộ;
– Nội dung sơ kết bám sát những yêu cầu đặt ra đối với ngành Tư pháp theo Nghị quyết Đại hội XI, chủ trương cải cách hành chính và các Chiến lược về cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chiến lược khác liên quan đến Ngành.
– Hoạt động sơ kết gắn liền với những định hướng về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
II. NỘI DUNG SƠ KẾT
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp theo Nghị định số 93/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó tập trung đánh giá về sự phù hợp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp theo Nghị định số 93/2008/NĐ-CP so với các quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu thực tiễn hiện nay; xác định những điểm cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Bộ theo các quyết định của Bộ trưởng, trong đó tập trung đánh giá:
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị và việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị thuộc Bộ;
– Những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Bộ.
3. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo Nghị định 93/2008/NĐ-CP, trong đó tập trung đánh giá:
– Cơ cấu tổ chức của Bộ theo Nghị định 93/2008/NĐ-CP – những điểm phù hợp và những hạn chế cần phải đề xuất đổi mới để bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.
– Cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ – sự phù hợp và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
– Hiệu quả, hạn chế trong việc thành lập mới cấp phòng tại các Vụ theo Nghị định 93/2008/NĐ-CP.
III. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI VÀ TIẾN ĐỘ
1. Các đơn vị tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 93/2008/NĐ-CP
Các đơn vị tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 93/2008/CP theo các nội dung được nêu tại mục II của Kế hoạch này.
Thời gian thực hiện: tháng 5 năm 2011
Báo cáo kết quả sơ kết của các đơn vị được xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 kèm theo Kế hoạch này và gửi về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 31 tháng 5 năm 2011 để phục vụ việc kiểm tra và tổng hợp xây dựng báo cáo chung của Bộ.
2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện sơ kết Nghị định số 93/2008/NĐ-CP tại một số đơn vị thuộc Bộ
– Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ;
– Đơn vị được kiểm tra: Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Tổng cục Thi hành án dân sự; Vụ Pháp luật hình sự, hành chính; Vụ Bổ trợ tư pháp; Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Tư pháp;
Thời gian thực hiện: tháng 6 năm 2011.
3. Tổ chức khảo sát việc thành lập mới cấp phòng tại các Vụ thuộc Bộ Tư pháp.
– Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ;
– Đơn vị tiến hành khảo sát: các Vụ thuộc Bộ có thành lập cấp phòng tại đơn vị;
– Nội dung khảo sát: theo nội dung Phiếu khảo sát;
Thời gian thực hiện: tháng 6-7/2011.
4. Xây dựng dự thảo Báo cáo của Bộ Tư pháp về việc sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 93/2008/NĐ-CP
– Đơn vị thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ;
– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính, Viện Khoa học pháp lý và các đơn vị khác thuộc Bộ.
Thời gian thực hiện: tháng 7 năm 2011.
5. Báo cáo xin ý kiến Ban cán sự Đảng và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký ban hành Báo cáo sơ kết
– Đơn vị thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ;
– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ;
Thời gian thực hiện: tháng 8 năm 2011.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ về những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện Kế hoạch này tại đơn vị mình theo đúng các nội dung và tiến độ yêu cầu.
3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan bố trí kinh phí, cơ sở vật chất để thực hiện các nội dung công việc theo Kế hoạch đã đề ra.
Việc sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 93/2008/NĐ-CP là nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2011, Bộ Tư pháp yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng./.
Phụ lục số 01: Mẫu Báo cáo sơ kết
BỘ TƯ PHÁP
Đơn vị:…..………………… ——————-
Số: /BC-…….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————-
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
|
BÁO CÁO
SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2008/NĐ-CP NGÀY NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TƯ PHÁP
I. VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2008/NĐ-CP
Các công việc kiện toàn tổ chức cán bộ của đơn vị để triển khai thực hiện Nghị định số 93/2008/NĐ-CP, bao gồm:
– Xây dựng và triển khai thực hiện Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị căn cứ vào Nghị định số 93/2008/NĐ-CP;
– Xây dựng và ban hành Quy chế làm việc, Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trực thuộc;
– Rà soát, sắp xếp, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức của đơn vị….
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2008/NĐ-CP
1. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ theo Nghị định số 93/2008/NĐ-CP và các văn bản có liên quan
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ do đơn vị thực hiện
– Đánh giá về sự phù hợp của các nhiệm vụ, quyền hạn này so với quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn triển khai thực hiện.
– Có hay không những vướng mắc cần điều chỉnh như: còn chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành khác; nội dung phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; chưa hợp lý cần phân công lại cho phù hợp, hiệu quả hơn; những nội dung nên phân cấp về cho địa phương?
– Đánh giá về sự phù hợp của cơ cấu tổ chức hiện nay của Bộ so với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và yêu cầu thực tiễn triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;
2. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Bộ
a) Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị
Đánh giá về quy định và việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa đơn vị với các đơn vị khác thuộc Bộ theo Quyết định của Bộ trưởng, trong đó nêu bật những kết quả đạt được; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và nguyên nhân.
b)Về cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác trong đơn vị
– Việc phân công công tác giữa các lãnh đạo trong đơn vị: hình thức phân công và đánh giá hiệu quả việc phân công công tác giữa các lãnh đạo trong đơn vị;
– Tổ chức kiện toàn đơn vị cấp phòng thuộc đơn vị: số lượng phòng và tương đương hiện có; tên phòng; biên chế của từng phòng; số lãnh đạo là Trưởng, Phó trưởng phòng và tương đương (thống kê theo biểu số 1);
– Việc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các đơn vị cấp phòng thuộc đơn vị: đề nghị nêu rõ hình thức phân công và đánh giá hiệu quả việc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị cấp phòng tại đơn vị;
– Đánh giá hiệu quả và hạn chế khi thành lập cấp phòng và tương đương trực thuộc đơn vị (đối với các Vụ);
– Việc ban hành và đánh giá hiệu quả thực hiện Quy chế làm việc của đơn vị, trong đó đối với Vụ có thành lập cấp phòng tập trung đánh giá về mối quan hệ giữa: Vụ trưởng với các Phó Vụ trưởng; giữa Vụ trưởng với lãnh đạo Phòng và giữa Phó Vụ trưởng phụ trách mảng, lĩnh vực công tác với lãnh đạo phòng.
c) Về cơ cấu công chức, viên chức của đơn vị: Đánh giá về cơ cấu công chức, viên chức của đơn vị hiện tại đặc biệt là cơ cấu về ngạch, cơ cấu về trình độ chuyên môn trong mối quan hệ với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đơn vị (có số liệu thống kê cụ thể theo biểu số 01).
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trong thời gian tới.
2. Đề xuất, kiến nghị về quy định và phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị thuộc Bộ.
3. Đề xuất, kiến nghị về cơ cấu tổ chức của Bộ trong thời gian tới và những kiến nghị liên quan đến cơ cấu tổ chức của đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Đề xuất về cơ cấu công chức, viên chức của đơn vị trong thời gian tới nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Đề xuất, kiến nghị về Quy chế làm việc của Bộ, Quy chế làm việc mẫu của các đơn vị thuộc Bộ.
6. Đề xuất về xác định trách nhiệm, mối quan hệ công tác, bao gồm lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo cấp Phòng và các công chức, viên chức.
Nơi nhận:
-……..; – …….; – Lưu: …… |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Reviews
There are no reviews yet.