Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 3098/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030

BỘ CÔNG THƯƠNG
———————
Số: 3098/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
———————–
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
Căn cứ Công văn số 2160/VPCP-KTTH ngày 07 tháng 4 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, trong đó ủy quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Quyết định số 2540/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán của Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 1978a/QĐ-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-BCT ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về nghiệm thu đề án Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:
1. Phát triển thương mại gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất trong nước trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030.
2. Kết hợp hài hòa giữa phát triển thương mại trong nước và thương mại quốc tế, giữa mục tiêu phát huy lợi thế so sánh với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, giữa gia tăng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng cao.
3. Phát triển hài hòa, đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện các hoạt động thương mại, thực hiện các khâu trong quá trình thương mại vì mục tiêu xây dựng một nền thương mại vững mạnh và hiện đại.
4. Phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế, kết hợp giữa yêu cầu phát triển các doanh nghiệp phân phối trong nước có quy mô lớn với yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh tham gia thị trường.
5. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động phân phối, tạo động lực cho các nhà phân phối tham gia ổn định giá cả thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh thương mại nước ta theo hướng hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực; nâng cao thứ bậc trong bảng xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu; khả năng tham gia điều tiết, đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hóa trong nền kinh tế được nâng lên rõ rệt; lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất trong nước và của nền kinh tế được bảo vệ; Thương mại ngày càng phát triển theo hướng thân thiện với môi trường; Tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.
2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển thương mại trong nước
– Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Thương nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế, bình quân tăng 8-8,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 8,5-9%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, nông thôn do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra. Phấn đấu thu hút lao động tăng thêm hàng năm vào ngành Thương nghiệp đạt bình quân 1,5 – 2%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 1 – 1,5% trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào ngành Thương nghiệp sửa chữa, nhanh chóng hiện đại hóa các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại;
– Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 – 20% trong giai đoạn 2011 – 2015 và 20 – 21%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ từ khoảng 20% hiện nay lên 40% vào năm 2020.
3. Mục tiêu chủ yếu về phát triển thương mại quốc tế
– Phấn đấu đạt tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 15 – 16,5%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 16 – 17,5%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Phấn đấu kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu bình quân 13 – 15,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 13,5 – 15%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2020, về cơ bản, nước ta sẽ cân bằng được cán cân thương mại.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Hoàn thiện thể chế thương mại phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn chiến lược 2011 – 2020.
2. Xây dựng đội ngũ thương nhân trong nước ngày càng lớn mạnh, tham gia tích cực vào quá trình phát triển nhanh thị trường trong và ngoài nước. Phát triển nhanh các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối lớn có phạm vi hoạt động rộng với nhiều phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp.
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối đồng bộ từ khâu tổ chức nguồn hàng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tổ chức lưu thông và cung cấp các dịch vụ logistics, dịch vụ bán hàng thuộc các lĩnh vực, ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế.
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển thị trường, xây dựng hệ thống đại lý bán hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng nhượng quyền thương mại …
Nhà nước áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính và tuyên truyền, giáo dục để thương nhân thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về phát triển thị trường, ổn định giá cả trong nền kinh tế.
3. Đẩy mạnh hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa theo hướng vừa mở rộng thị trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất – nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhanh các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp nhóm B, các ngành công nghiệp phụ trợ.
Tăng cường đàm phán với các đối tác mà Việt Nam đang nhập siêu nhằm xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng xuất khẩu nước ta đang có lợi thế so sánh. Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước, phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
Khai thác hiệu quả các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, Trung Quốc,… phát triển phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải qua Việt Nam.
4. Phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp với quá trình phát triển sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, có đủ năng lực gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm, có khả năng gắn kết và thúc đẩy phát triển các kênh phân phối truyền thống có quy mô nhỏ, nhất là các kênh phân phối truyền thống tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hình thành các khu thương mại tập trung gắn với quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo thành nhiều cấp độ khác nhau (khu thương mại tập trung của cả nước, liên vùng, vùng và của các tiểu vùng). Trước mắt, tập trung phát triển các vùng thương mại tại: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với trọng tâm là thành phố Hồ Chí Minh; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với trọng tâm là Đà Nẵng; Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long với trọng tâm là Cần Thơ. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ khai thông các “cửa ngõ” giao thương với các nước trong khu vực và thế giới trên cơ sở thực hiện các Quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển.
5. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, trong đó chú trọng hoàn thiện khung pháp lý liên quan tới việc thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, các quy định kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực tuyến. Đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
6. Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ; Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, dự báo thị trường cho doanh nghiệp; Củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại gắn với phát triển thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm và thị trường cho ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế; Nâng cao vai trò của các hiệp hội, làng nghề và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
IV. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CÁC HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2030
1. Định hướng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng xuất – nhập khẩu
– Định hướng phân bố không quan: Các kết cấu hạ tầng xuất – nhập khẩu sẽ được phân bố tập trung tại các khu vực cảng biển, nhất là các cảng biển có lưu lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu lớn, các khu kinh tế và các khu vực cửa khẩu biên giới đất liền; Phát triển theo các tuyến hành lang kinh tế và các đường giao thông kết nối giữa các vùng sản xuất tập trung với các tuyến giao thông huyết mạch chính đến các cảng biển và cửa khẩu biên giới.
– Định hướng phát triển các loại hình: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại đã được xác định trong các quy hoạch khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu; Hình thành các cảng cạn/trung tâm logistics.
2. Định hướng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn
– Định hướng phân bố không gian: Tại trung tâm các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô, sản lượng lớn; Tại các khu vực thị trường tiêu thụ lớn; Tại trung tâm các vùng đang có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.
– Định hướng phát triển các loại hình: Chợ bán buôn (chợ hạng I, chợ đầu mối nông sản; Chợ đầu mối nguyên phụ liệu cho các ngành công nghiệp); Sở giao dịch hàng hóa; trung tâm bán buôn; trung tâm phân phối; Kho hàng công; tổng kho đầu mối; hội chợ bán buôn theo mùa.
3. Định hướng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ
– Định hướng phân bố không gian: Gắn với sự hình thành và phát triển của các đô thị, các điểm, cụm và tuyến dân cư trên địa bàn cả nước.
– Định hướng phát triển các loại hình: Các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, sạp hàng của các hộ kinh doanh); Các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại,…) sẽ phát triển đa dạng với nhiều cấp độ quy mô khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các loại quy mô vừa và nhỏ.
4. Định hướng quy hoạch trung tâm hội chợ triển lãm thương mại
– Định hướng phân bố không gian: Tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tiếp đến là các trung tâm vùng và tiểu vùng.
– Định hướng phát triển theo chức năng và loại hình: Phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại có quy mô lớn, tầm khu vực và quốc tế; phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại có quy mô vừa, cấp vùng và liên vùng; Phát triển các trung tâm hội chợ theo mùa sản xuất và mùa tiêu dùng.
V. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH CÁC HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng xuất – nhập khẩu
– Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu tại các cảng biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu, sẽ phát triển cảng cạn/trung tâm logistics. Cụ thể, tại các tỉnh phía Bắc sẽ có 12 trung tâm logistics, tại các tỉnh phía Nam sẽ có 10 trung tâm logistics, riêng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ đầu tư và khai thác năng lực tại các cảng biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu.
– Dự tính vốn đầu tư giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoảng 11.530 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 là 3.950 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 7.850 tỷ đồng.
– Nhu cầu sử dụng đất cho các trung tâm logistics là 717 ha.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn
– Tiếp tục thực hiện quy hoạch chợ đầu mối, chợ hạng I và hạng II đã được xác định trong Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007.
– Xây dựng các loại hình bán buôn hiện đại: ngoài 2 Sở giao dịch hàng nông sản (01 Sở giao dịch gạo tại Cần Thơ, 01 Sở giao dịch cà phê tại Đắc Lắc) theo Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, sẽ thành lập 2 Sở giao dịch hàng hóa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 15 trung tâm bán buôn các mặt hàng nông sản có quy mô sản xuất, sản lượng lớn và có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường trong nước và xuất khẩu; 5 trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may đã được xác định quy hoạch tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BCN ngày 21 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương); 2 trung tâm phân phối linh kiện điện tử và nguyên phụ liệu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 3 trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; 25 trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng tại các đô thị có quy mô từ loại II trở lên; 11 kho hàng gắn với các chợ đầu mối thóc gạo đã được xác định trong Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc.
3. Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ
– Tiếp tục thực hiện quy hoạch chợ bán lẻ, chợ dân sinh theo Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc và quy hoạch phát triển chợ của các địa phương.
– Các cửa hàng, cửa hiệu truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền thương mại sẽ phát triển tại tất cả các đô thị, cụm dân cư trên địa bàn cả nước, bao gồm: 574 đô thị có quy mô từ loại V đến loại I và đô thị đặc biệt; khoảng 10 ngàn điểm dân cư nông thôn và khoảng 200 khu công nghiệp tập trung.
– Siêu thị sẽ được phát triển phù hợp giữa hạng siêu thị và quy mô đô thị, trong đó: Các siêu thị chuyên doanh, siêu thị hạng III sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại V trở lên; Các siêu thị hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại III trở lên; Các siêu thị hạng I sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại II trở lên. Tổng số siêu thị hạng I được phát triển trong giai đoạn 2011-2020 là 14.
– Trung tâm thương mại sẽ phát triển tại các đô thị có quy mô từ loại II trở lên. Đối với khu vực nội thị, do hạn chế về quỹ đất, có thể xây dựng các trung tâm thương mại trên diện tích đất thấp hơn so với quy định tại Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, nhưng phải từ 1000 m2 trở lên. Đối với khu vực ngoại vi đô thị, các trung tâm thương mại phải xây dựng trên diện tích đất phù hợp với quy định tại Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, trong đó: Các trung tâm thương mại hạng III sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại II trở lên; Trung tâm thương mại hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại I trở lên; Trung tâm thương mại hạng I sẽ được phát triển tại các đô thị đặc biệt. Tổng số trung tâm thương mại tại khu vực ngoại vi của các đô thị từ loại II trở lên được quy hoạch trong giai đoạn 2011-2020 là 170.
4. Quy hoạch trung tâm hội chợ triển lãm thương mại
Xây dựng 2 trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc gia và quốc tế tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp vùng và liên vùng tại các thành phố có quy mô đô thị loại I. Phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp tỉnh và liên tỉnh tại các thành phố có quy mô đô thị loại II. Ngoài ra, sẽ phát triển các hội chợ hàng tiêu dùng trên cơ sở kết hợp sử dụng các công trình văn hóa, thể thao tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại từ cấp tỉnh trở lên là 18 trung tâm, trong đó có 6 trung tâm cần mở rộng và 12 trung tâm xây mới.
VI. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
– Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu trên đây trong giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 64.980 tỷ đồng.
– Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo loại hình kết cấu hạ tầng thương mại:
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các cảng cạn/trung tâm logistics là 11.530 tỷ đồng, bằng 17,74% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng bán buôn là 33.900 tỷ đồng, bằng 52,17% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng bán lẻ chủ yếu có quy mô lớn là 5.600 tỷ đồng, bằng 8,62% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho trung tâm hội chợ triển lãm thương mại là 13.950 tỷ đồng, bằng 21,47% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
– Tổng hợp nhu cầu đầu tư theo vùng kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2020:
+ Đồng bằng sông Hồng: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 23.650 tỷ đồng, bằng 36,4% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Đông Nam Bộ: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 17.730 tỷ đồng, bằng 27,3% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Đồng bằng sông Cửu Long: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 9.900 tỷ đồng, bằng 15,2% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 7.900 tỷ đồng, bằng 12,2% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Miền núi và Trung du phía Bắc: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 2.950 tỷ đồng, bằng 4,5% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Tây Nguyên: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 2.850 tỷ đồng, bằng 4,4% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
– Tổng hợp nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 là 21.250 tỷ đồng, bằng 32,7% và 2016 – 2020 là 43.750 tỷ đồng, bằng 67,3% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
VII. TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
– Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu trên đây trong giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 1.833-2.215 ha.
– Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất theo loại hình kết cấu hạ tầng thương mại:
+ Nhu cầu sử dụng đất cho các cảng cạn/trung tâm logistic là 717 ha, bằng 32-39% tổng nhu cầu sử dụng đất;
+ Nhu cầu sử dụng đất cho các kết cấu hạ tầng bán buôn là 352-532 ha, bằng 19-25% tổng nhu cầu sử dụng đất;
+ Nhu cầu sử dụng đất cho các kết cấu hạ tầng bán lẻ chủ yếu có quy mô lớn là 307-489 ha, bằng 16-22% tổng nhu cầu sử dụng đất;
+ Nhu cầu sử dụng đất cho trung tâm hội chợ triển lãm thương mại là 457 ha, bằng 20-24% tổng nhu cầu sử dụng đất;
– Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất theo vùng kinh tế:
+ Đồng bằng sông Hồng: tổng nhu cầu sử dụng đất là 665-722 ha, bằng 35-36% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Đông Nam Bộ: tổng nhu cầu sử dụng đất là 481-522 ha, bằng 24-26% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Đồng bằng sông Cửu Long: tổng nhu cầu sử dụng đất là 244-316 ha, bằng 13-14% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: tổng nhu cầu sử dụng đất là 200-278 ha, bằng 11-12% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Miền núi và Trung du phía Bắc: tổng nhu cầu sử dụng đất là 183-207 ha, bằng 90-10% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Tây Nguyên: tổng nhu cầu sử dụng đất là 60-90 ha, bằng 3-4% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước.
VIII. DANH MỤC KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG 5 NĂM (2011-2015)
(Chi tiết tại phụ lục đính kèm).
IX. GIẢI PHÁP TỔNG THỂ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Giải pháp kỹ thuật:
– Nghiên cứu, lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng các công trình thương mại phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực dự án;
– Khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong việc thu gom, xử lý chất thải;
– Xây dựng phương án và đầu tư năng lực ứng cứu sự cố môi trường, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh các mặt hàng nguy hiểm đối với môi trường, các mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao;
– Nghiên cứu, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống thu gom, xử lý chất thải trong các công trình thương mại.
2. Giải pháp về quản lý:
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Nâng cao năng lực thẩm định về tác động môi trường của dự án; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; Tăng cường vai trò của hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở quận/huyện, phường/xã.
Đối với các doanh nghiệp thương mại: Cử cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm về hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm; Định kỳ quan trắc các chất thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của doanh nghiệp; Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải…
Đối với các tổ chức xã hội, dân chúng: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân để nâng cao nhận thức cộng đồng và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; Tạo hành lang pháp lý để các tổ chức xã hội, người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng phong trào người dân và doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.
X. GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Giải pháp và chính sách đầu tư
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức vào xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại ở trong và ngoài nước.
Áp dụng chính sách hiện hành về hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với một số kết cấu hạ tầng thương mại theo loại hình và theo địa bàn đầu tư; nghiên cứu áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng thương mại quy mô lớn cho các thương nhân thuê khai thác.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, trước hết tại các đô thị lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, nâng cao trình độ văn minh thương mại tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chú trọng tạo quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại quy mô lớn có ảnh hưởng tới phạm vi vùng và cả nước; Kết hợp phát triển hợp lý các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại để sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả; Quy hoạch các khu dân cư đô thị để tạo thêm quỹ đất cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn hài hòa, hợp lý gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn tài chính để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa các doanh nghiệp phân phối và tổ chức tín dụng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn, được vay vốn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Sử dụng công cụ kiểm tra nhu cầu kinh tế theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối để hỗ trợ hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
2. Giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực
Hàng năm, bố trí ngân sách bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về phát triển và quản lý hoạt động thương mại cho hệ thống các trường dạy nghề, cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương.
Thực hiện các đề án hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho các đối tượng là cán bộ quản lý chợ, cán bộ hợp tác xã thương mại, các hộ kinh doanh.
Mở rộng hình thức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý thương mại.
3. Giải pháp và chính sách áp dụng khoa học công nghệ
Hàng năm, Nhà nước dành một phần ngân sách trung ương và địa phương để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai áp dụng các công nghệ và phương thức kinh doanh thương mại tiên tiến và hiện đại.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và nâng cao năng lực dự báo thị trường trong và ngoài nước, cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin.
Thực hiện các giải pháp và chính sách phát triển thương mại điện tử đã được xác định trong Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Giải pháp và chính sách phát triển các lĩnh vực thương mại
a) Đối với lĩnh vực xuất – nhập khẩu
Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển xuất nhập khẩu phù hợp với yêu cầu đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, kiềm chế nhập siêu trong giai đoạn 2011 – 2020; Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường xuất khẩu nói chung và xuất khẩu qua biên giới nói riêng.
Các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu được hỗ trợ đầu tư và các ưu đãi theo chính sách hiện hành.
Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhà nước dành nguồn vốn để tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ xuất – nhập khẩu như cải tạo hệ thống giao thông, vận tải nội địa, mở các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên quốc gia, cải tạo và nâng cấp hệ thống kho bãi, cầu cảng để nâng cao năng lực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,…
Đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại và các cơ sở kinh doanh của Việt Nam ở nước ngoài.
Áp dụng chính sách hỗ trợ vốn và ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics.
b) Đối với lĩnh vực bán buôn
Tiếp tục hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản và nguyên phụ liệu tại những vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy định của Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sau đây gọi tắt là các tỉnh) cần có cơ chế rõ ràng về việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng chợ nói chung, xây dựng chợ hạng I và chợ đầu mối nói riêng.
Xây dựng phương án thành lập một số sở giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn theo mô hình công ty cổ phần với các cổ đông là các chủ đầu tư kinh doanh chợ đầu mối, các ngân hàng, các nhà bán lẻ, các nhà kinh doanh bất động sản.
Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đảm bảo năng lực dự trữ lưu thông và tham gia bình ổn thị trường.
c) Đối với lĩnh vực bán lẻ
Sửa đổi các quy định về siêu thị, trung tâm thương mại hiện không còn phù hợp, ban hành bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các loại hình bán lẻ (đại siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền thương mại…); xây dựng văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bán lẻ.
Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh và nhân dân bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ.
Các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ, tạo quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở bán lẻ hiện đại.
Ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động.
d) Đối với trung tâm hội chợ triển lãm thương mại
Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau vào xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Xem xét chọn nhà đầu tư có nguồn lực mạnh (vốn, trình độ cán bộ), có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại vào đầu tư xây dựng và khai thác các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại.
Nghiên cứu ban hành các quy định khung về các khoản chi phí phải trả và ở mức giá hợp lý khi các thương nhân sử dụng cơ sở vật chất, tài sản tại các cơ sở tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.
Khuyến khích các nhà đầu tư từ nước ngoài tham gia xây dựng và khai thác cơ sở trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, cung cấp các dịch vụ hội chợ, triển lãm.
Áp dụng chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.
XI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1.1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh thực hiện Quyết định này, tập trung vào những công việc chủ yếu sau đây:
– Công bố Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030 và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
– Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với những quy định của Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn phù hợp với các quy định của Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Cùng với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng danh mục các dự án kết cấu hạ tầng thương mại cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh trong việc phân bổ và sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại từ ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả.
– Rà soát cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền hoặc thống nhất với các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
1.2. Các Bộ, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch và sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan quy định tại Quyết định này.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh
Chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Đối với các tỉnh đã có quy hoạch phát triển thương mại trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, tiến hành rà soát, nếu chưa phù hợp với quy định của Quyết định này phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Đối với các tỉnh chưa có quy hoạch phát triển thương mại: cần khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể thương mại trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các quy định của Quyết định này.
c) Trong quá trình tổ chức thực hiện, ngoài các dự án ưu tiên đầu tư tại phụ lục kèm theo Quyết định này, các tỉnh căn cứ vào định hướng và phương án quy hoạch đã nêu trên (tại mục III, IV và mục V) để lập danh mục các dự án đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 (có thứ tự ưu tiên và lộ trình thực hiện) phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Danh mục dự án của từng tỉnh nằm trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư kèm theo Quyết định này có thể được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển thương mại của từng địa phương. Tuy vậy, trước khi quyết định điều chỉnh danh mục dự án nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh cần trao đổi và thống nhất với Bộ Công Thương.
d) Xây dựng kế hoạch phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
đ) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, thẩm định và hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn theo quy hoạch và kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
e) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, thiết thực và đúng mục đích.
g) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách (phù hợp với quy định của pháp luật) và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.
h) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với các dự án đầu tư không đúng quy hoạch.
i) Định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình và kết quả thực hiện Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Vụ: KH, TMMN, XNK, KV1, PC; Cục CNĐP; Viện Nghiên cứu Thương mại;
– Website Bộ Công Thương;
– Lưu: VT, TTTN(4).
BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng


PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Kèm theo Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030)

TT
Danh mục đầu tư
Tỉnh/thành phố
Diện tích (ha)
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
1
07 cảng cạn do Bộ Giao thông quy hoạch
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương
115
750
2
Trung tâm logistics
Hà Nội
150
1.500
3
Trung tâm logistics
Hà Nội
50
400
4
Trung tâm logistics
Long An
50
300
5
Trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Hà Nội
3-5
300
6
Trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Hưng Yên
3-5
200
7
Trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Đà Nẵng
3-5
300
8
Trung tâm phân phối linh kiện điện tử và phụ liệu
Hà Nội
3-5
300
9
Trung tâm phân phối linh kiện điện tử và phụ liệu
Thành phố Hồ Chí Minh
3-5
300
10
Trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô
Thành phố Hồ Chí Minh
3-5
300
11
Sở giao dịch hàng hóa nông, lâm, thủy sản và khoáng sản
Thành phố Hồ Chí Minh
2-3
200
12
Trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng
Thành phố Hồ Chí Minh
10-15
1.000
13
Trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng
Hà Nội
10-15
500
14
Kho hàng công
Cần Thơ
2-3
200
15
Kho hàng công
Đồng Tháp
2-3
200
16
Kho hàng công
An Giang
2-3
200
17
Trung tâm thương mại hạng 1
Hà Nội
5-7
250
18
Trung tâm thương mại hạng 1
Thành phố Hồ Chí Minh
5-7
250
19
Siêu thị hạng I
Thành phố Hồ Chí Minh
2-3
400
20
Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại Quốc gia
Hà Nội
120
2.400
Tổng số
10.250
Thuộc tính văn bản
Quyết định 3098/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3098/QĐ-BCT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 24/06/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Thương mại-Quảng cáo
Tóm tắt văn bản

BỘ CÔNG THƯƠNG
———————
Số: 3098/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
———————–
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
Căn cứ Công văn số 2160/VPCP-KTTH ngày 07 tháng 4 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, trong đó ủy quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Quyết định số 2540/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán của Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 1978a/QĐ-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-BCT ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về nghiệm thu đề án Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:
1. Phát triển thương mại gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất trong nước trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030.
2. Kết hợp hài hòa giữa phát triển thương mại trong nước và thương mại quốc tế, giữa mục tiêu phát huy lợi thế so sánh với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, giữa gia tăng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng cao.
3. Phát triển hài hòa, đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện các hoạt động thương mại, thực hiện các khâu trong quá trình thương mại vì mục tiêu xây dựng một nền thương mại vững mạnh và hiện đại.
4. Phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế, kết hợp giữa yêu cầu phát triển các doanh nghiệp phân phối trong nước có quy mô lớn với yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh tham gia thị trường.
5. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động phân phối, tạo động lực cho các nhà phân phối tham gia ổn định giá cả thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh thương mại nước ta theo hướng hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực; nâng cao thứ bậc trong bảng xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu; khả năng tham gia điều tiết, đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hóa trong nền kinh tế được nâng lên rõ rệt; lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất trong nước và của nền kinh tế được bảo vệ; Thương mại ngày càng phát triển theo hướng thân thiện với môi trường; Tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.
2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển thương mại trong nước
– Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Thương nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế, bình quân tăng 8-8,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 8,5-9%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, nông thôn do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra. Phấn đấu thu hút lao động tăng thêm hàng năm vào ngành Thương nghiệp đạt bình quân 1,5 – 2%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 1 – 1,5% trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào ngành Thương nghiệp sửa chữa, nhanh chóng hiện đại hóa các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại;
– Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 – 20% trong giai đoạn 2011 – 2015 và 20 – 21%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ từ khoảng 20% hiện nay lên 40% vào năm 2020.
3. Mục tiêu chủ yếu về phát triển thương mại quốc tế
– Phấn đấu đạt tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 15 – 16,5%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 16 – 17,5%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
– Phấn đấu kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu bình quân 13 – 15,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 13,5 – 15%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2020, về cơ bản, nước ta sẽ cân bằng được cán cân thương mại.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Hoàn thiện thể chế thương mại phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn chiến lược 2011 – 2020.
2. Xây dựng đội ngũ thương nhân trong nước ngày càng lớn mạnh, tham gia tích cực vào quá trình phát triển nhanh thị trường trong và ngoài nước. Phát triển nhanh các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối lớn có phạm vi hoạt động rộng với nhiều phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp.
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối đồng bộ từ khâu tổ chức nguồn hàng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tổ chức lưu thông và cung cấp các dịch vụ logistics, dịch vụ bán hàng thuộc các lĩnh vực, ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế.
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển thị trường, xây dựng hệ thống đại lý bán hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng nhượng quyền thương mại …
Nhà nước áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính và tuyên truyền, giáo dục để thương nhân thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về phát triển thị trường, ổn định giá cả trong nền kinh tế.
3. Đẩy mạnh hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa theo hướng vừa mở rộng thị trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất – nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhanh các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp nhóm B, các ngành công nghiệp phụ trợ.
Tăng cường đàm phán với các đối tác mà Việt Nam đang nhập siêu nhằm xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng xuất khẩu nước ta đang có lợi thế so sánh. Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước, phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
Khai thác hiệu quả các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, Trung Quốc,… phát triển phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải qua Việt Nam.
4. Phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp với quá trình phát triển sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, có đủ năng lực gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm, có khả năng gắn kết và thúc đẩy phát triển các kênh phân phối truyền thống có quy mô nhỏ, nhất là các kênh phân phối truyền thống tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hình thành các khu thương mại tập trung gắn với quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo thành nhiều cấp độ khác nhau (khu thương mại tập trung của cả nước, liên vùng, vùng và của các tiểu vùng). Trước mắt, tập trung phát triển các vùng thương mại tại: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với trọng tâm là thành phố Hồ Chí Minh; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với trọng tâm là Đà Nẵng; Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long với trọng tâm là Cần Thơ. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ khai thông các “cửa ngõ” giao thương với các nước trong khu vực và thế giới trên cơ sở thực hiện các Quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển.
5. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, trong đó chú trọng hoàn thiện khung pháp lý liên quan tới việc thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, các quy định kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực tuyến. Đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
6. Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ; Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, dự báo thị trường cho doanh nghiệp; Củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại gắn với phát triển thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm và thị trường cho ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế; Nâng cao vai trò của các hiệp hội, làng nghề và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
IV. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CÁC HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2030
1. Định hướng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng xuất – nhập khẩu
– Định hướng phân bố không quan: Các kết cấu hạ tầng xuất – nhập khẩu sẽ được phân bố tập trung tại các khu vực cảng biển, nhất là các cảng biển có lưu lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu lớn, các khu kinh tế và các khu vực cửa khẩu biên giới đất liền; Phát triển theo các tuyến hành lang kinh tế và các đường giao thông kết nối giữa các vùng sản xuất tập trung với các tuyến giao thông huyết mạch chính đến các cảng biển và cửa khẩu biên giới.
– Định hướng phát triển các loại hình: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại đã được xác định trong các quy hoạch khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu; Hình thành các cảng cạn/trung tâm logistics.
2. Định hướng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn
– Định hướng phân bố không gian: Tại trung tâm các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô, sản lượng lớn; Tại các khu vực thị trường tiêu thụ lớn; Tại trung tâm các vùng đang có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.
– Định hướng phát triển các loại hình: Chợ bán buôn (chợ hạng I, chợ đầu mối nông sản; Chợ đầu mối nguyên phụ liệu cho các ngành công nghiệp); Sở giao dịch hàng hóa; trung tâm bán buôn; trung tâm phân phối; Kho hàng công; tổng kho đầu mối; hội chợ bán buôn theo mùa.
3. Định hướng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ
– Định hướng phân bố không gian: Gắn với sự hình thành và phát triển của các đô thị, các điểm, cụm và tuyến dân cư trên địa bàn cả nước.
– Định hướng phát triển các loại hình: Các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, sạp hàng của các hộ kinh doanh); Các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại,…) sẽ phát triển đa dạng với nhiều cấp độ quy mô khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các loại quy mô vừa và nhỏ.
4. Định hướng quy hoạch trung tâm hội chợ triển lãm thương mại
– Định hướng phân bố không gian: Tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tiếp đến là các trung tâm vùng và tiểu vùng.
– Định hướng phát triển theo chức năng và loại hình: Phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại có quy mô lớn, tầm khu vực và quốc tế; phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại có quy mô vừa, cấp vùng và liên vùng; Phát triển các trung tâm hội chợ theo mùa sản xuất và mùa tiêu dùng.
V. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH CÁC HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng xuất – nhập khẩu
– Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu tại các cảng biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu, sẽ phát triển cảng cạn/trung tâm logistics. Cụ thể, tại các tỉnh phía Bắc sẽ có 12 trung tâm logistics, tại các tỉnh phía Nam sẽ có 10 trung tâm logistics, riêng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ đầu tư và khai thác năng lực tại các cảng biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu.
– Dự tính vốn đầu tư giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoảng 11.530 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 là 3.950 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 7.850 tỷ đồng.
– Nhu cầu sử dụng đất cho các trung tâm logistics là 717 ha.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn
– Tiếp tục thực hiện quy hoạch chợ đầu mối, chợ hạng I và hạng II đã được xác định trong Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007.
– Xây dựng các loại hình bán buôn hiện đại: ngoài 2 Sở giao dịch hàng nông sản (01 Sở giao dịch gạo tại Cần Thơ, 01 Sở giao dịch cà phê tại Đắc Lắc) theo Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, sẽ thành lập 2 Sở giao dịch hàng hóa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 15 trung tâm bán buôn các mặt hàng nông sản có quy mô sản xuất, sản lượng lớn và có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường trong nước và xuất khẩu; 5 trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may đã được xác định quy hoạch tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BCN ngày 21 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương); 2 trung tâm phân phối linh kiện điện tử và nguyên phụ liệu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 3 trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; 25 trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng tại các đô thị có quy mô từ loại II trở lên; 11 kho hàng gắn với các chợ đầu mối thóc gạo đã được xác định trong Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc.
3. Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ
– Tiếp tục thực hiện quy hoạch chợ bán lẻ, chợ dân sinh theo Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc và quy hoạch phát triển chợ của các địa phương.
– Các cửa hàng, cửa hiệu truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền thương mại sẽ phát triển tại tất cả các đô thị, cụm dân cư trên địa bàn cả nước, bao gồm: 574 đô thị có quy mô từ loại V đến loại I và đô thị đặc biệt; khoảng 10 ngàn điểm dân cư nông thôn và khoảng 200 khu công nghiệp tập trung.
– Siêu thị sẽ được phát triển phù hợp giữa hạng siêu thị và quy mô đô thị, trong đó: Các siêu thị chuyên doanh, siêu thị hạng III sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại V trở lên; Các siêu thị hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại III trở lên; Các siêu thị hạng I sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại II trở lên. Tổng số siêu thị hạng I được phát triển trong giai đoạn 2011-2020 là 14.
– Trung tâm thương mại sẽ phát triển tại các đô thị có quy mô từ loại II trở lên. Đối với khu vực nội thị, do hạn chế về quỹ đất, có thể xây dựng các trung tâm thương mại trên diện tích đất thấp hơn so với quy định tại Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, nhưng phải từ 1000 m2 trở lên. Đối với khu vực ngoại vi đô thị, các trung tâm thương mại phải xây dựng trên diện tích đất phù hợp với quy định tại Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, trong đó: Các trung tâm thương mại hạng III sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại II trở lên; Trung tâm thương mại hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại I trở lên; Trung tâm thương mại hạng I sẽ được phát triển tại các đô thị đặc biệt. Tổng số trung tâm thương mại tại khu vực ngoại vi của các đô thị từ loại II trở lên được quy hoạch trong giai đoạn 2011-2020 là 170.
4. Quy hoạch trung tâm hội chợ triển lãm thương mại
Xây dựng 2 trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc gia và quốc tế tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp vùng và liên vùng tại các thành phố có quy mô đô thị loại I. Phát triển các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp tỉnh và liên tỉnh tại các thành phố có quy mô đô thị loại II. Ngoài ra, sẽ phát triển các hội chợ hàng tiêu dùng trên cơ sở kết hợp sử dụng các công trình văn hóa, thể thao tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại từ cấp tỉnh trở lên là 18 trung tâm, trong đó có 6 trung tâm cần mở rộng và 12 trung tâm xây mới.
VI. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
– Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu trên đây trong giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 64.980 tỷ đồng.
– Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo loại hình kết cấu hạ tầng thương mại:
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các cảng cạn/trung tâm logistics là 11.530 tỷ đồng, bằng 17,74% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng bán buôn là 33.900 tỷ đồng, bằng 52,17% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng bán lẻ chủ yếu có quy mô lớn là 5.600 tỷ đồng, bằng 8,62% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho trung tâm hội chợ triển lãm thương mại là 13.950 tỷ đồng, bằng 21,47% tổng nhu cầu vốn đầu tư;
– Tổng hợp nhu cầu đầu tư theo vùng kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2020:
+ Đồng bằng sông Hồng: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 23.650 tỷ đồng, bằng 36,4% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Đông Nam Bộ: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 17.730 tỷ đồng, bằng 27,3% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Đồng bằng sông Cửu Long: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 9.900 tỷ đồng, bằng 15,2% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 7.900 tỷ đồng, bằng 12,2% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Miền núi và Trung du phía Bắc: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 2.950 tỷ đồng, bằng 4,5% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
+ Tây Nguyên: tổng nhu cầu vốn đầu tư là 2.850 tỷ đồng, bằng 4,4% tổng nhu cầu vốn đầu tư của cả nước;
– Tổng hợp nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 là 21.250 tỷ đồng, bằng 32,7% và 2016 – 2020 là 43.750 tỷ đồng, bằng 67,3% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
VII. TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
– Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu trên đây trong giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 1.833-2.215 ha.
– Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất theo loại hình kết cấu hạ tầng thương mại:
+ Nhu cầu sử dụng đất cho các cảng cạn/trung tâm logistic là 717 ha, bằng 32-39% tổng nhu cầu sử dụng đất;
+ Nhu cầu sử dụng đất cho các kết cấu hạ tầng bán buôn là 352-532 ha, bằng 19-25% tổng nhu cầu sử dụng đất;
+ Nhu cầu sử dụng đất cho các kết cấu hạ tầng bán lẻ chủ yếu có quy mô lớn là 307-489 ha, bằng 16-22% tổng nhu cầu sử dụng đất;
+ Nhu cầu sử dụng đất cho trung tâm hội chợ triển lãm thương mại là 457 ha, bằng 20-24% tổng nhu cầu sử dụng đất;
– Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất theo vùng kinh tế:
+ Đồng bằng sông Hồng: tổng nhu cầu sử dụng đất là 665-722 ha, bằng 35-36% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Đông Nam Bộ: tổng nhu cầu sử dụng đất là 481-522 ha, bằng 24-26% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Đồng bằng sông Cửu Long: tổng nhu cầu sử dụng đất là 244-316 ha, bằng 13-14% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: tổng nhu cầu sử dụng đất là 200-278 ha, bằng 11-12% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Miền núi và Trung du phía Bắc: tổng nhu cầu sử dụng đất là 183-207 ha, bằng 90-10% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước;
+ Tây Nguyên: tổng nhu cầu sử dụng đất là 60-90 ha, bằng 3-4% tổng nhu cầu sử dụng đất của cả nước.
VIII. DANH MỤC KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG 5 NĂM (2011-2015)
(Chi tiết tại phụ lục đính kèm).
IX. GIẢI PHÁP TỔNG THỂ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Giải pháp kỹ thuật:
– Nghiên cứu, lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng các công trình thương mại phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực dự án;
– Khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong việc thu gom, xử lý chất thải;
– Xây dựng phương án và đầu tư năng lực ứng cứu sự cố môi trường, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh các mặt hàng nguy hiểm đối với môi trường, các mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao;
– Nghiên cứu, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống thu gom, xử lý chất thải trong các công trình thương mại.
2. Giải pháp về quản lý:
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Nâng cao năng lực thẩm định về tác động môi trường của dự án; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; Tăng cường vai trò của hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở quận/huyện, phường/xã.
Đối với các doanh nghiệp thương mại: Cử cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm về hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm; Định kỳ quan trắc các chất thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của doanh nghiệp; Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải…
Đối với các tổ chức xã hội, dân chúng: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân để nâng cao nhận thức cộng đồng và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; Tạo hành lang pháp lý để các tổ chức xã hội, người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng phong trào người dân và doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.
X. GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Giải pháp và chính sách đầu tư
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức vào xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại ở trong và ngoài nước.
Áp dụng chính sách hiện hành về hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với một số kết cấu hạ tầng thương mại theo loại hình và theo địa bàn đầu tư; nghiên cứu áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng thương mại quy mô lớn cho các thương nhân thuê khai thác.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, trước hết tại các đô thị lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, nâng cao trình độ văn minh thương mại tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chú trọng tạo quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại quy mô lớn có ảnh hưởng tới phạm vi vùng và cả nước; Kết hợp phát triển hợp lý các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại để sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả; Quy hoạch các khu dân cư đô thị để tạo thêm quỹ đất cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn hài hòa, hợp lý gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn tài chính để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa các doanh nghiệp phân phối và tổ chức tín dụng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn, được vay vốn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Sử dụng công cụ kiểm tra nhu cầu kinh tế theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối để hỗ trợ hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
2. Giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực
Hàng năm, bố trí ngân sách bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về phát triển và quản lý hoạt động thương mại cho hệ thống các trường dạy nghề, cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương.
Thực hiện các đề án hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho các đối tượng là cán bộ quản lý chợ, cán bộ hợp tác xã thương mại, các hộ kinh doanh.
Mở rộng hình thức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý thương mại.
3. Giải pháp và chính sách áp dụng khoa học công nghệ
Hàng năm, Nhà nước dành một phần ngân sách trung ương và địa phương để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai áp dụng các công nghệ và phương thức kinh doanh thương mại tiên tiến và hiện đại.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và nâng cao năng lực dự báo thị trường trong và ngoài nước, cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin.
Thực hiện các giải pháp và chính sách phát triển thương mại điện tử đã được xác định trong Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Giải pháp và chính sách phát triển các lĩnh vực thương mại
a) Đối với lĩnh vực xuất – nhập khẩu
Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển xuất nhập khẩu phù hợp với yêu cầu đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, kiềm chế nhập siêu trong giai đoạn 2011 – 2020; Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường xuất khẩu nói chung và xuất khẩu qua biên giới nói riêng.
Các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu được hỗ trợ đầu tư và các ưu đãi theo chính sách hiện hành.
Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhà nước dành nguồn vốn để tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ xuất – nhập khẩu như cải tạo hệ thống giao thông, vận tải nội địa, mở các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên quốc gia, cải tạo và nâng cấp hệ thống kho bãi, cầu cảng để nâng cao năng lực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,…
Đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại và các cơ sở kinh doanh của Việt Nam ở nước ngoài.
Áp dụng chính sách hỗ trợ vốn và ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics.
b) Đối với lĩnh vực bán buôn
Tiếp tục hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản và nguyên phụ liệu tại những vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy định của Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sau đây gọi tắt là các tỉnh) cần có cơ chế rõ ràng về việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng chợ nói chung, xây dựng chợ hạng I và chợ đầu mối nói riêng.
Xây dựng phương án thành lập một số sở giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn theo mô hình công ty cổ phần với các cổ đông là các chủ đầu tư kinh doanh chợ đầu mối, các ngân hàng, các nhà bán lẻ, các nhà kinh doanh bất động sản.
Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đảm bảo năng lực dự trữ lưu thông và tham gia bình ổn thị trường.
c) Đối với lĩnh vực bán lẻ
Sửa đổi các quy định về siêu thị, trung tâm thương mại hiện không còn phù hợp, ban hành bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các loại hình bán lẻ (đại siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền thương mại…); xây dựng văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bán lẻ.
Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh và nhân dân bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ.
Các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ, tạo quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở bán lẻ hiện đại.
Ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động.
d) Đối với trung tâm hội chợ triển lãm thương mại
Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau vào xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Xem xét chọn nhà đầu tư có nguồn lực mạnh (vốn, trình độ cán bộ), có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại vào đầu tư xây dựng và khai thác các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại.
Nghiên cứu ban hành các quy định khung về các khoản chi phí phải trả và ở mức giá hợp lý khi các thương nhân sử dụng cơ sở vật chất, tài sản tại các cơ sở tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.
Khuyến khích các nhà đầu tư từ nước ngoài tham gia xây dựng và khai thác cơ sở trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, cung cấp các dịch vụ hội chợ, triển lãm.
Áp dụng chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.
XI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1.1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh thực hiện Quyết định này, tập trung vào những công việc chủ yếu sau đây:
– Công bố Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030 và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
– Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với những quy định của Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn phù hợp với các quy định của Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Cùng với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng danh mục các dự án kết cấu hạ tầng thương mại cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh trong việc phân bổ và sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại từ ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả.
– Rà soát cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền hoặc thống nhất với các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
1.2. Các Bộ, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch và sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan quy định tại Quyết định này.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh
Chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Đối với các tỉnh đã có quy hoạch phát triển thương mại trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, tiến hành rà soát, nếu chưa phù hợp với quy định của Quyết định này phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Đối với các tỉnh chưa có quy hoạch phát triển thương mại: cần khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể thương mại trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các quy định của Quyết định này.
c) Trong quá trình tổ chức thực hiện, ngoài các dự án ưu tiên đầu tư tại phụ lục kèm theo Quyết định này, các tỉnh căn cứ vào định hướng và phương án quy hoạch đã nêu trên (tại mục III, IV và mục V) để lập danh mục các dự án đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 (có thứ tự ưu tiên và lộ trình thực hiện) phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Danh mục dự án của từng tỉnh nằm trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư kèm theo Quyết định này có thể được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển thương mại của từng địa phương. Tuy vậy, trước khi quyết định điều chỉnh danh mục dự án nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh cần trao đổi và thống nhất với Bộ Công Thương.
d) Xây dựng kế hoạch phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
đ) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, thẩm định và hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn theo quy hoạch và kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
e) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, thiết thực và đúng mục đích.
g) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách (phù hợp với quy định của pháp luật) và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.
h) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với các dự án đầu tư không đúng quy hoạch.
i) Định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình và kết quả thực hiện Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Vụ: KH, TMMN, XNK, KV1, PC; Cục CNĐP; Viện Nghiên cứu Thương mại;
– Website Bộ Công Thương;
– Lưu: VT, TTTN(4).
BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng


PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Kèm theo Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030)

TT
Danh mục đầu tư
Tỉnh/thành phố
Diện tích (ha)
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
1
07 cảng cạn do Bộ Giao thông quy hoạch
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương
115
750
2
Trung tâm logistics
Hà Nội
150
1.500
3
Trung tâm logistics
Hà Nội
50
400
4
Trung tâm logistics
Long An
50
300
5
Trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Hà Nội
3-5
300
6
Trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Hưng Yên
3-5
200
7
Trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Đà Nẵng
3-5
300
8
Trung tâm phân phối linh kiện điện tử và phụ liệu
Hà Nội
3-5
300
9
Trung tâm phân phối linh kiện điện tử và phụ liệu
Thành phố Hồ Chí Minh
3-5
300
10
Trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô
Thành phố Hồ Chí Minh
3-5
300
11
Sở giao dịch hàng hóa nông, lâm, thủy sản và khoáng sản
Thành phố Hồ Chí Minh
2-3
200
12
Trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng
Thành phố Hồ Chí Minh
10-15
1.000
13
Trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng
Hà Nội
10-15
500
14
Kho hàng công
Cần Thơ
2-3
200
15
Kho hàng công
Đồng Tháp
2-3
200
16
Kho hàng công
An Giang
2-3
200
17
Trung tâm thương mại hạng 1
Hà Nội
5-7
250
18
Trung tâm thương mại hạng 1
Thành phố Hồ Chí Minh
5-7
250
19
Siêu thị hạng I
Thành phố Hồ Chí Minh
2-3
400
20
Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại Quốc gia
Hà Nội
120
2.400
Tổng số
10.250

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 3098/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030”