Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 39/2011/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xlô-va-ki-a về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau

BỘ NGOẠI GIAO
———————-
Số: 39/2011/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2011
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xlô-va-ki-a về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau, ký tại Bra-tít-xla-va ngày 17 tháng 12 năm 2009, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 8 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Lê Thị Tuyết Mai

HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA SLOVAKIA VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ LẪN NHAU
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Slovakia (sau đây gọi là “các Bên ký kết”)
Mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế vì lợi ích chung của hai Bên ký kết,
Mong muốn tạo ra và duy trì điều kiện thuận lợi cho đầu tư của nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, và
Nhận thức rằng việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau theo Hiệp định này sẽ thúc đẩy sáng kiến kinh doanh trong lĩnh vực này,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Các định nghĩa
Với mục đích của Hiệp định này:
1. Thuật ngữ “đầu tư” sẽ bao gồm mọi loại tài sản được đầu tư liên quan đến hoạt động kinh doanh và kinh tế bởi nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó và cụ thể bao gồm nhưng không chỉ là:
a) Động sản và bất động sản và bất kỳ quyền tài sản nào khác như thế chấp, cầm giữ, cho thuê hoặc cầm cố;
b) Cổ phần trong công ty, cổ phiếu và trái phiếu, và bất kỳ hình thức tham gia nào vào công ty hoặc doanh nghiệp và các quyền hoặc lợi ích phát sinh từ đó;
c) Quyền đòi tiền hoặc quyền thực hiện hợp đồng có giá trị kinh tế;
d) Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý cũng như quy trình kỹ thuật, bí mật kinh doanh và bí quyết kinh doanh, và uy tín thương mại liên quan đến một khoản đầu tư; và
e) Nhượng quyền kinh doanh có giá trị kinh tế theo luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm nhượng quyền để tìm kiếm, nuôi trồng, tinh chế hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Để rõ ràng hơn, đầu tư không bao gồm quyền đòi tiền phát sinh thuần túy từ:
(i) Hợp đồng thương mại về bán hàng hóa hoặc dịch vụ bởi một thể nhân hoặc pháp nhân trên lãnh thổ của Nhà nước của một Bên ký kết cho một pháp nhân trên lãnh thổ của Nhà nước của một Bên ký kết khác; hoặc
(ii) Việc cấp tín dụng liên quan đến giao dịch thương mại, như tín dụng thương mại; hoặc
(iii) Bất kỳ quyền đòi tiền nào không liên quan đến các lợi ích quy định tại các điểm từ (a) đến (e) nêu trên.
Bất kỳ sự thay đổi nào về hình thức theo đó tài sản hoặc quyền tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư sẽ không ảnh hưởng đến tính chất đầu tư của tài sản hoặc quyền tài sản đó.
2. Thuật ngữ “thu nhập” là số tiền thu được từ đầu tư và cụ thể nhưng không chỉ bao gồm lợi nhuận, lợi tức, tiền lãi từ các khoản cho vay, thu nhập từ vốn, cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền, phí quản lý và phí hỗ trợ kỹ thuật hoặc các phí khác, bất kể được trả dưới hình thức nào.
3. Thuật ngữ “nhà đầu tư” là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào của một Bên ký kết đầu tư vào lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia:
a) Thuật ngữ “thể nhân” là bất kỳ thể nhân nào có quyền công dân của một Bên ký kết phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó và không có quyền công dân của Bên ký kết kia; và
b) Thuật ngữ “pháp nhân” là bất kỳ thực thể nào được tổ chức và thành lập phù hợp với pháp luật của một trong các Bên ký kết và có trụ sở đăng ký, trung tâm quản trị hoặc trụ sở kinh doanh chính trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết đó. Tuy nhiên, nếu pháp nhân đó chỉ có văn phòng đăng ký trên lãnh thổ của Nhà nước của một trong các Bên ký kết, hoạt động của pháp nhân đó phải có mối quan hệ thực tế và liên tục với nền kinh tế của Nhà nước của Bên ký kết đó.
4. Thuật ngữ “lãnh thổ” là:
a) Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là lãnh thổ đất liền, các hải đảo, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, các vùng biển ngoài lãnh hải bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với pháp luật quốc gia và luật pháp quốc tế.
b) Đối với nước Cộng hòa Slovakia, là lãnh thổ đất liền, nội thủy và vùng trời phía trên đó mà nước Cộng hòa Slovakia thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế.
5. Thuật ngữ “đồng tiền tự do chuyển đổi” là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế và được trao đổi rộng rãi trong các thị trường hối đoái quốc tế chính.
6. Thuật ngữ “mục đích công cộng” có nghĩa như được quy định tại pháp luật quốc gia của mỗi Bên ký kết.
Điều 2. Phạm vi
1. Hiệp định này được áp dụng đối với các khoản đầu tư do nhà đầu tư của một Bên ký kết đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia mà đã được đầu tư từ thời điểm trước khi hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
2. Hiệp định này không áp dụng đối với các tranh chấp đầu tư hoặc khiếu nại phát sinh từ trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực.
3. Hiệp định này không áp dụng đối với:
(a) Thuế;
(b) Mua sắm của chính phủ;
(c) Các khoản trợ cấp hoặc tài trợ của một Bên ký kết; và
(d) Các dịch vụ do cơ quan có liên quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cung cấp nhằm thực hiện thi quyền hạn của chính phủ. Với mục đích của Hiệp định này, dịch vụ được cung cấp nhằm thực thi quyền hạn của chính phủ được hiểu là bất kể dịch vụ nào được cung cấp không dựa trên cơ sở thương mại hoặc không dựa trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
Điều 3. Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
1. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước mình, và tiếp nhận các khoản đầu tư đó theo pháp luật của mình.
2. Đầu tư và thu nhập của nhà đầu tư mỗi Bên ký kết phải luôn được đối xử công bằng, thỏa đáng và phải được bảo hộ đầy đủ và an toàn trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia. Các Bên ký kết sẽ không sử dụng các biện pháp bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử để gây phương hại đến việc quản lý, duy trì, sử dụng, thụ hưởng, kéo dài, bán hoặc thanh lý các khoản đầu tư đó.
3. Khi một Bên ký kết đã chấp thuận một khoản đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước mình, Bên ký kết đó sẽ, phù hợp với pháp luật nước mình, dành những sự cho phép cần thiết liên quan đến khoản đầu tư đó, bao gồm việc cho phép tuyển dụng lãnh đạo quản lý và nhân viên kỹ thuật không phân biệt quốc tịch.
4. Hiệp định này sẽ áp dụng đối với đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết tiếp nhận đầu tư chấp thuận. Đối với Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền sẽ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc các Ban quản lý cấp tỉnh của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; hoặc bất kỳ cơ quan nào sẽ thay thế các cơ quan này, hoặc bất kỳ cơ quan nào được chỉ định là cơ quan quản lý cấp phép về đầu tư hoặc kinh doanh.
Điều 4. Đối xử Quốc gia và Đối xử Tối huệ quốc
1. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho đầu tư của nhà đầu tư của Bên ký kết kia, liên quan đến quản lý, duy trì, sử dụng, thụ hưởng hoặc định đoạt khoản đầu tư của họ trên lãnh thổ của Nhà nước mình, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết đó dành, trong các hoàn cảnh tương tự, cho đầu tư của nhà đầu tư của mình hoặc cho đầu tư của nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác, tùy theo sự đối xử nào thuận lợi hơn.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia, liên quan đến quản lý, duy trì, sử dụng, thụ hưởng hoặc định đoạt khoản đầu tư của họ trên lãnh thổ của Nhà nước mình, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết đó dành, trong các hoàn cảnh tương tự, cho nhà đầu tư của mình hoặc cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác, tùy theo sự đối xử nào thuận lợi hơn.
3. Mặc dù có các quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể áp dụng ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử quốc gia phù hợp với pháp luật và trong khuôn khổ chính sách phát triển của mình.
4. Những quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được hiểu là bắt buộc một Bên ký kết phải dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia lợi ích của bất kỳ sự đối xử, ưu đãi hoặc đặc quyền nào phát sinh từ:
a) Việc tham gia vào bất kỳ liên minh thuế quan, liên minh tiền tệ và kinh tế, khu vực thương mại tự do, hoặc bất kỳ hiệp định hội nhập kinh tế khu vực hoặc hiệp định quốc tế khác trong hiện tại hoặc tương lai mà một trong các Bên ký kết là hoặc có thể trở thành thành viên; hoặc
b) Bất kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế hoặc bất kỳ quy định pháp luật trong nước nào liên quan toàn bộ hoặc chủ yếu đến thuế; hoặc
c) Một công ước hoặc điều ước đa phương về đầu tư mà một trong các Bên ký kết là hoặc có thể trở thành thành viên.
Điều 5. Bồi thường thiệt hại
1. Trong trường hợp đầu tư của nhà đầu tư mỗi Bên ký kết bị thiệt hại do chiến tranh, xung đột vũ trang khác, tình trạng khẩn cấp quốc gia, nổi dậy, bạo loạn, nổi loạn, hoặc tình trạng tương tự khác trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, nhà đầu tư đó sẽ được Bên ký kết kia dành sự đối xử, liên quan đến việc hoàn trả, đền bù, bồi thường hoặc các giải pháp khác, không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết đó dành cho nhà đầu tư nước mình hay nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào, tùy thuộc vào sự đối xử nào thuận lợi hơn đối với nhà đầu tư.
2. Không ảnh hưởng đến khoản 1 của Điều này, các nhà đầu tư của một Bên ký kết, trong bất kỳ tình huống nào nêu tại khoản 1, bị thiệt hại trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia do:
a) Việc trưng thu tài sản của họ bởi lực lượng vũ trang hoặc cơ quan của Bên ký kết đó; hoặc
b) Việc phá hoại tài sản của họ bởi lực lượng vũ trang hoặc cơ quan của Bên ký kết đó không gây ra trong hành động chiến đấu hoặc không cần thiết trong tình huống đó,
Sẽ được hoàn trả hoặc bồi thường thỏa đáng một cách không kém thuận lợi hơn sự đối xử sẽ dành, trong tình huống tương tự, cho nhà đầu tư của Bên ký kết đó hoặc nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác.
Điều 6. Tước quyền sở hữu
1. Đầu tư của nhà đầu tư của một Bên ký kết sẽ không bị quốc hữu hoá, tước quyền sở hữu trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, trừ trường hợp vì mục đích công cộng và phải bồi thường nhanh chóng, thoả đáng và có hiệu quả. Việc tước quyền sở hữu sẽ được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử phù hợp với thủ tục pháp luật của Bên ký kết thực hiện việc tước quyền sở hữu.
2. Việc bồi thường này sẽ tương đương với giá thị trường của khoản đầu tư bị tước quyền sở hữu tại thời điểm tước quyền sở hữu hoặc tại thời điểm thông báo việc tước quyền sở hữu, tùy thuộc thời điểm nào đến trước, và sẽ có hiệu lực thanh toán. Việc bồi thường được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi.
3. Mặc dù có các quy định tại khoản 1 và khoản 2 nói trên, trong trường hợp của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bất kỳ biện pháp tước quyền sở hữu nào liên quan đến đất đai sẽ thực hiện theo pháp luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến điều kiện và khoản tiền bồi thường cho việc tước quyền sở hữu.
4. Nhà đầu tư của một Bên ký kết bị ảnh hưởng bởi việc tước quyền sở hữu sẽ có quyền được cơ quan tư pháp hoặc cơ quan độc lập khác của Bên Ký kết kia nhanh chóng xem xét lại vụ việc của mình và việc định giá khoản đầu tư phù hợp với các nguyên tắc của Điều này và pháp luật của Bên Ký kết tước quyền sở hữu.
5. Khi một Bên Ký kết tước quyền sở hữu về tài sản của một công ty được thành lập và tổ chức theo pháp luật của nước mình, mà trong đó nhà đầu tư của Bên Ký kết kia sở hữu cổ phần, trái phiểu hoặc các hình thức tham gia khác, các quy định của Điều này sẽ được áp dụng đối với phần sở hữu của nhà đầu tư đó trong công ty nói trên.
Điều 7. Chuyển tiền
1. Mỗi Bên ký kết sẽ, tùy thuộc vào pháp luật nước mình, đảm bảo cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia, và sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính của họ, được tự do chuyển các khoản tiền của họ liên quan đến đầu tư. Việc chuyển tiền này cụ thể sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi:
a) Thu nhập;
b) Số tiền cần thiết để trả cho các chi phí phát sinh từ hoạt động đầu tư, như trả tiền vay, trả tiền cho thư tín dụng nhập khẩu, tiền trả trước hoặc các chi phí tương tự;
c) Tiền bồi thường theo các Điều 5 và 6;
d) Các khoản thu được từ việc bán hoặc thanh lý toàn bộ hoặc một phần đầu tư;
e) Các khoản thu nhập chưa tiêu hết và các khoản tiền khác của nhân viên thu được từ nước ngoài và làm việc liên quan đến đầu tư;
f) Các khoản tiền bổ sung để thành lập, duy trì, phát triển hoặc gia tăng đầu tư.
2. Việc chuyển tiền được thực hiện không chậm trễ, bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, theo tỷ giá hối đoái thị trường áp dụng vào ngày chuyển tiền và phù hợp với bất kỳ thủ tục hoặc quy trình nào áp dụng tại Bên ký kết tiếp nhận đầu tư.
3. Mặc dù có quy định tại các khoản 1 và 2, một Bên ký kết có thể ban hành hoặc duy trì các biện pháp liên quan đến giao dịch vốn và thanh toán qua biên giới thông qua việc áp dụng các quy định pháp luật của mình một cách công bằng, không phân biệt đối xử và thiện chí liên quan đến:
a) Ban hành các biện pháp tự vệ trong một thời gian hợp lý trong các trường hợp đặc biệt như khi Bên ký kết tiếp nhận đầu tư gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế vĩ mô hoặc khó khăn nghiêm trọng về cán cân thanh toán;
b) Thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc của Bên ký kết đó do tư cách thành viên trong bất kỳ liên minh thuế quan, liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ, thị trường chung, hiệp định thương mại tự do hoặc tổ chức kinh tế khu vực;
c) Phá sản, mất khả năng thanh toán, hoặc bảo vệ quyền của chủ nợ;
d) Phát hành, kinh doanh, hoặc giao dịch chứng khoán, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hoặc sản phẩm phái sinh khác;
e) Tội phạm hoặc vi phạm hình sự và thu hồi thu nhập do phạm tội mà có;
f) Báo cáo tài chính hoặc giữ sổ sách về các khoản chuyển tiền khi cần thiết nhằm hỗ trợ thi hành pháp luật hoặc hỗ trợ cơ quan quản lý tài chính;
g) Đảm bảo việc tuân thủ các mệnh lệnh và phán quyết theo thủ tục hành chính và tư pháp;
h) An sinh xã hội, chế độ hưu trí công, hoặc chương trình tiết kiệm bắt buộc; và
i) Trợ cấp thôi việc của người lao động.
4. Các biện pháp nêu tại các điểm (3)(a) và (3)(b) của Điều này:
a) Phải công bằng, không thiên vị hoặc phân biệt đối xử một cách bất hợp lý và được áp dụng có thiện chí;
b) Áp dụng tạm thời và được dỡ bỏ khi điều kiện cho phép;
c) Sẽ được thông báo nhanh chóng cho Bên ký kết kia;
d) Phù hợp với Hiệp định thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế; và
e) Không vượt quá mức cần thiết để giải quyết tình trạng khó khăn về kinh tế vĩ mô hoặc cán cân thanh toán quy định tại các điểm (3)(a) và (3)(b) của Điều này
Điều 8. Thế quyền
1. Nếu một Bên ký kết hoặc cơ quan được Bên đó ủy nhiệm trả tiền cho nhà đầu tư của mình theo một bảo đảm hoặc hợp đồng bảo hiểm đối với rủi ro phi thương mại mà Bên đó đã ký kết liên quan đến khoản đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, Bên ký kết kia sẽ công nhận:
a) Việc chuyển bất kỳ quyền hoặc yêu cầu nào từ nhà đầu tư sang Bên ký kết ban đầu hoặc cơ quan được Bên đó chỉ định; và
b) Rằng Bên ký kết ban đầu hoặc cơ quan được Bên ký kết đó chỉ định, do kết quả của việc thế quyền, được quyền thực hiện các quyền và các yêu cầu của nhà đầu tư đó.
2. Các quyền và yêu cầu được thế quyền không vượt quá quyền và yêu cầu ban đầu của nhà đầu tư.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư của Bên ký kết kia
1. Tranh chấp giữa nhà đầu tư của một Bên ký kết và Bên ký kết kia liên quan đến việc nghi ngờ vi phạm các nghĩa vụ của Bên ký kết kia theo Hiệp định này gây thiệt hại cho đầu tư của nhà đầu tư đó sẽ, trong chừng mực có thể, được giải quyết một cách thân thiện thông qua đàm phán và tham vấn giữa các bên tranh chấp.
2. Nếu bất kỳ tranh chấp nào nêu trên không được giải quyết trong thời hạn (6) sáu tháng kể từ ngày tranh chấp được nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết đó, vụ tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết tại:
a) Tòa án có thẩm quyền trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi đầu tư đã được thực hiện;
b) Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (Trung tâm) được thành lập theo Công ước Washington ngày 18 tháng 3 năm 1965 về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và công dân của nhà nước khác với điều kiện hai Bên ký kết đều là thành viên của Công ước này; hoặc
c) Cơ chế phụ trợ của Trung tâm nếu chỉ một Bên ký kết là thành viên của Công ước Washington; hoặc
d) Tòa trọng tài theo vụ việc (ad hoc), trừ trường hợp các bên tranh chấp có thoả thuận khác, được thành lập theo các Quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
Một khi nhà đầu tư đã đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo bất kỳ thủ tục nào được quy định trên đây, thì sự lựa chọn đó là cuối cùng.
Để chắc chắn hơn, các quy định về đối xử Tối huệ quốc trong Hiệp định này không bao gồm yêu cầu phải dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia việc thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp khác với các quy định trong Hiệp định này.
3. Việc đệ trình vụ tranh chấp ra trọng tài theo quy định tại khoản 2 phải đáp ứng điều kiện là việc đệ trình đó được thực hiện trong thời hạn (2) năm tính từ thời điểm nhà đầu tư trong vụ tranh chấp đã biết, hoặc có lý do để biết về vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định này và thiệt hại hoặc tổn thất đã gây ra đối với nhà đầu tư hoặc đầu tư của nhà đầu tư đó.
4. Tòa trọng tài ra quyết định phù hợp với các quy định của Hiệp định này, pháp luật của Bên ký kết có liên quan trong vụ tranh chấp mà đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ của Bên đó (kể cả các nguyên tắc về xung đột pháp luật), các điều kiện trong các thỏa thuận cụ thể về đầu tư có liên quan và các nguyên tắc có liên quan của luật quốc tế.
5. Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng trọng tài hoặc trong thời gian thi hành các quyết định của trọng tài, không một Bên ký kết nào có quyền kiện ngược để biện hộ với lý do nhà đầu tư của Bên ký kết kia trong vụ tranh chấp đã nhận hoặc sẽ nhận được khoản đền bù hoặc khoản bồi thường khác cho toàn bộ hoặc một phần thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm hoặc bảo lãnh.
6. Bất kỳ quyết định nào của trọng tài được đưa ra theo quy định của Điều này là chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp, và phải được thi hành phù hợp với pháp luật quốc gia của Bên ký kết mà quyết định được đưa ra trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết đó.
Điều 10. Giải quyết tranh chấp giữa các Bên ký kết
1. Các Bên ký kết, trong chừng mực có thể, sẽ giải quyết bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến giải thích và áp dụng Hiệp định này bằng tham vấn thông qua các kênh ngoại giao.
2. Nếu tranh chấp không được giải quyết bằng cách nêu trên trong vòng sáu (6) tháng kể từ ngày yêu cầu tham vấn, tranh chấp đó có thể, theo yêu cầu của một Bên ký kết, được ra Tòa trọng tài phù hợp với các quy định của Điều này.
3. Tòa trọng tài sẽ được thành lập cho từng vụ việc cụ thể theo cách như sau. Trong vòng hai (2) tháng kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một thành viên của Tòa trọng tài. Hai thành viên này sẽ lựa chọn một công dân của nước thứ ba làm Chủ tịch Tòa trọng tài (sau đây gọi là “Chủ tịch”) để các Bên ký kết chỉ định. Chủ tịch sẽ được chỉ định trong vòng ba (3) tháng, kể từ ngày chỉ định hai thành viên kia.
4. Nếu trong các thời hạn nêu tại khoản 3 mà chưa thực hiện xong các chỉ định cần thiết, mỗi Bên ký kết có thể mời Chủ tịch Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc tiến hành các chỉ định cần thiết. Nếu Chủ tịch Toà án quốc tế Liên hiệp quốc là công dân của một Bên ký kết hoặc vì lý do khác không được thực hiện chức năng này, Phó Chủ tịch Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc sẽ được mời tiến hành các chỉ định cần thiết. Nếu Phó Chủ tịch Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc là công dân của một Bên ký kết hoặc vì lý do nào khác không được thực hiện chức năng này, thành viên cao cấp tiếp theo của Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc không phải là công dân của một Bên ký kết sẽ được mời tiến hành các chỉ định cần thiết
5. Tòa trọng tài sẽ ra quyết định bằng biểu quyết theo đa số. Quyết định này sẽ có giá trị bắt buộc. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho trọng tài do mình chỉ định, cũng như các chi phí cho việc tham gia của mình trong các thủ tục trọng tài; chi phí cho Chủ tịch cũng như các chi phí còn lại do mỗi Bên ký kết chịu bằng nhau.
Điều 11. Áp dụng các quy định khác
Nếu pháp luật của một Bên ký kết hoặc các nghĩa vụ của Bên đó theo các hiệp định quốc tế mà cả hai Bên ký kết là hoặc có thể trở thành thành viên, ngoài Hiệp định này, chứa đựng quy định, bất kể là chung hay cụ thể, dành cho đầu tư của nhà đầu tư của Bên ký kết kia sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử quy định tại Hiệp định này, các quy định đó sẽ, trong chừng mực tạo thuận lợi hơn cho cho nhà đầu tư, được ưu tiên áp dụng so với Hiệp định này
Điều 12. Lợi ích an ninh thiết yếu
1. Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là cản trở một Bên ký kết thực hiện bất kỳ hành động nào mà Bên đó cho là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình:
a) Liên quan đến tội phạm hoặc vi phạm hình sự
b) Liên quan đến buôn lậu vũ khí, đạn dược và công cụ chiến tranh và các giao dịch về hàng hóa, vật liệu, dịch vụ và công nghệ khác được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp với mục đích cung cấp một cơ sở quân sự hoặc cơ sở an ninh khác;
c) Thực hiện trong thời gian chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế;
d) Liên quan đến việc thực hiện chính sách quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác;
e) Khi thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên hợp quốc về gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế;
f) Bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, những người tham gia thị trường tài chính, người mua bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm, hoặc những người mà một tổ chức tài chính có nghĩa vụ thực hiện việc ủy thác;
g) Việc duy trì sự an toàn, lành mạnh và thống nhất hoặc trách nhiệm tài chính của các tổ chức tài chính; và
h) Đảm bảo sự thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính của một Bên ký kết.
2. Với điều kiện các biện pháp này không được thực hiện theo cách tạo ra phương tiện để một Bên ký kết thiên vị hoặc phân biệt đối xử bất hợp lý hoặc hạn chế đầu tư trá hình, không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là cản trở các Bên ký kết thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết để duy trì trật tự công cộng.
Điều 13. Từ chối lợi ích
Một Bên ký kết có thể từ chối các lợi ích của Hiệp định này đối với nhà đầu tư của Bên ký kết kia là doanh nghiệp của Bên ký kết đó và đầu tư của họ, nếu hoạt động của doanh nghiệp đó không có mối quan hệ thực tế và liên tục với nền kinh tế của Bên ký kết kia.
Điều 14. Thời điểm có hiệu lực, thời gian có hiệu lực và chấm dứt
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau chín mươi (90) ngày kể từ ngày các Bên ký kết trao đổi thông báo bằng văn bản thông qua các kênh ngoại giao, thông báo cho nhau về việc đã hoàn thành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định này có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận của các Bên ký kết. Sửa đổi sẽ được thực hiện thông qua trao đổi công hàm hoặc ký hiệp định sửa đổi. Sửa đổi đó sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
3. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vòng mười (10) năm. Sau đó Hiệp định sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi đến mười hai (12) tháng kể từ ngày mỗi Bên ký kết gửi thông báo chấm dứt hiệu lực cho Bên ký kết kia.
4. Đối với các khoản đầu tư đã được thực hiện trước ngày chấm dứt hiệu lực Hiệp định này, các quy định của các Điều từ 1 đến 13 của Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn mười (10) năm kể từ ngày chấm dứt hiệu lực Hiệp định này trừ khi các Bên ký kết có quyết định khác.
Để làm chứng những điều trên đây, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền hợp lệ của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Bratislava ngày 17 tháng 12 năm 2009 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Slovakia và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về việc giải thích, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
PHÓ THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Phạm Gia Khiêm

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA SLOVAKIA
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Miroslav Lajčák

Thuộc tính văn bản
Thông báo 39/2011/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của “Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xlô-va-ki-a về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau”
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 39/2011/TB-LPQT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Lê Thị Tuyết Mai
Ngày ban hành: 22/06/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư , Ngoại giao

BỘ NGOẠI GIAO
———————-
Số: 39/2011/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2011
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xlô-va-ki-a về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau, ký tại Bra-tít-xla-va ngày 17 tháng 12 năm 2009, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 8 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Lê Thị Tuyết Mai

HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA SLOVAKIA VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ LẪN NHAU
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Slovakia (sau đây gọi là “các Bên ký kết”)
Mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế vì lợi ích chung của hai Bên ký kết,
Mong muốn tạo ra và duy trì điều kiện thuận lợi cho đầu tư của nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, và
Nhận thức rằng việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau theo Hiệp định này sẽ thúc đẩy sáng kiến kinh doanh trong lĩnh vực này,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Các định nghĩa
Với mục đích của Hiệp định này:
1. Thuật ngữ “đầu tư” sẽ bao gồm mọi loại tài sản được đầu tư liên quan đến hoạt động kinh doanh và kinh tế bởi nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó và cụ thể bao gồm nhưng không chỉ là:
a) Động sản và bất động sản và bất kỳ quyền tài sản nào khác như thế chấp, cầm giữ, cho thuê hoặc cầm cố;
b) Cổ phần trong công ty, cổ phiếu và trái phiếu, và bất kỳ hình thức tham gia nào vào công ty hoặc doanh nghiệp và các quyền hoặc lợi ích phát sinh từ đó;
c) Quyền đòi tiền hoặc quyền thực hiện hợp đồng có giá trị kinh tế;
d) Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý cũng như quy trình kỹ thuật, bí mật kinh doanh và bí quyết kinh doanh, và uy tín thương mại liên quan đến một khoản đầu tư; và
e) Nhượng quyền kinh doanh có giá trị kinh tế theo luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm nhượng quyền để tìm kiếm, nuôi trồng, tinh chế hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Để rõ ràng hơn, đầu tư không bao gồm quyền đòi tiền phát sinh thuần túy từ:
(i) Hợp đồng thương mại về bán hàng hóa hoặc dịch vụ bởi một thể nhân hoặc pháp nhân trên lãnh thổ của Nhà nước của một Bên ký kết cho một pháp nhân trên lãnh thổ của Nhà nước của một Bên ký kết khác; hoặc
(ii) Việc cấp tín dụng liên quan đến giao dịch thương mại, như tín dụng thương mại; hoặc
(iii) Bất kỳ quyền đòi tiền nào không liên quan đến các lợi ích quy định tại các điểm từ (a) đến (e) nêu trên.
Bất kỳ sự thay đổi nào về hình thức theo đó tài sản hoặc quyền tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư sẽ không ảnh hưởng đến tính chất đầu tư của tài sản hoặc quyền tài sản đó.
2. Thuật ngữ “thu nhập” là số tiền thu được từ đầu tư và cụ thể nhưng không chỉ bao gồm lợi nhuận, lợi tức, tiền lãi từ các khoản cho vay, thu nhập từ vốn, cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền, phí quản lý và phí hỗ trợ kỹ thuật hoặc các phí khác, bất kể được trả dưới hình thức nào.
3. Thuật ngữ “nhà đầu tư” là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào của một Bên ký kết đầu tư vào lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia:
a) Thuật ngữ “thể nhân” là bất kỳ thể nhân nào có quyền công dân của một Bên ký kết phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó và không có quyền công dân của Bên ký kết kia; và
b) Thuật ngữ “pháp nhân” là bất kỳ thực thể nào được tổ chức và thành lập phù hợp với pháp luật của một trong các Bên ký kết và có trụ sở đăng ký, trung tâm quản trị hoặc trụ sở kinh doanh chính trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết đó. Tuy nhiên, nếu pháp nhân đó chỉ có văn phòng đăng ký trên lãnh thổ của Nhà nước của một trong các Bên ký kết, hoạt động của pháp nhân đó phải có mối quan hệ thực tế và liên tục với nền kinh tế của Nhà nước của Bên ký kết đó.
4. Thuật ngữ “lãnh thổ” là:
a) Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là lãnh thổ đất liền, các hải đảo, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, các vùng biển ngoài lãnh hải bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với pháp luật quốc gia và luật pháp quốc tế.
b) Đối với nước Cộng hòa Slovakia, là lãnh thổ đất liền, nội thủy và vùng trời phía trên đó mà nước Cộng hòa Slovakia thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế.
5. Thuật ngữ “đồng tiền tự do chuyển đổi” là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế và được trao đổi rộng rãi trong các thị trường hối đoái quốc tế chính.
6. Thuật ngữ “mục đích công cộng” có nghĩa như được quy định tại pháp luật quốc gia của mỗi Bên ký kết.
Điều 2. Phạm vi
1. Hiệp định này được áp dụng đối với các khoản đầu tư do nhà đầu tư của một Bên ký kết đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia mà đã được đầu tư từ thời điểm trước khi hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
2. Hiệp định này không áp dụng đối với các tranh chấp đầu tư hoặc khiếu nại phát sinh từ trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực.
3. Hiệp định này không áp dụng đối với:
(a) Thuế;
(b) Mua sắm của chính phủ;
(c) Các khoản trợ cấp hoặc tài trợ của một Bên ký kết; và
(d) Các dịch vụ do cơ quan có liên quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cung cấp nhằm thực hiện thi quyền hạn của chính phủ. Với mục đích của Hiệp định này, dịch vụ được cung cấp nhằm thực thi quyền hạn của chính phủ được hiểu là bất kể dịch vụ nào được cung cấp không dựa trên cơ sở thương mại hoặc không dựa trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
Điều 3. Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
1. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước mình, và tiếp nhận các khoản đầu tư đó theo pháp luật của mình.
2. Đầu tư và thu nhập của nhà đầu tư mỗi Bên ký kết phải luôn được đối xử công bằng, thỏa đáng và phải được bảo hộ đầy đủ và an toàn trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia. Các Bên ký kết sẽ không sử dụng các biện pháp bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử để gây phương hại đến việc quản lý, duy trì, sử dụng, thụ hưởng, kéo dài, bán hoặc thanh lý các khoản đầu tư đó.
3. Khi một Bên ký kết đã chấp thuận một khoản đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước mình, Bên ký kết đó sẽ, phù hợp với pháp luật nước mình, dành những sự cho phép cần thiết liên quan đến khoản đầu tư đó, bao gồm việc cho phép tuyển dụng lãnh đạo quản lý và nhân viên kỹ thuật không phân biệt quốc tịch.
4. Hiệp định này sẽ áp dụng đối với đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết tiếp nhận đầu tư chấp thuận. Đối với Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền sẽ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc các Ban quản lý cấp tỉnh của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; hoặc bất kỳ cơ quan nào sẽ thay thế các cơ quan này, hoặc bất kỳ cơ quan nào được chỉ định là cơ quan quản lý cấp phép về đầu tư hoặc kinh doanh.
Điều 4. Đối xử Quốc gia và Đối xử Tối huệ quốc
1. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho đầu tư của nhà đầu tư của Bên ký kết kia, liên quan đến quản lý, duy trì, sử dụng, thụ hưởng hoặc định đoạt khoản đầu tư của họ trên lãnh thổ của Nhà nước mình, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết đó dành, trong các hoàn cảnh tương tự, cho đầu tư của nhà đầu tư của mình hoặc cho đầu tư của nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác, tùy theo sự đối xử nào thuận lợi hơn.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia, liên quan đến quản lý, duy trì, sử dụng, thụ hưởng hoặc định đoạt khoản đầu tư của họ trên lãnh thổ của Nhà nước mình, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết đó dành, trong các hoàn cảnh tương tự, cho nhà đầu tư của mình hoặc cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác, tùy theo sự đối xử nào thuận lợi hơn.
3. Mặc dù có các quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể áp dụng ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử quốc gia phù hợp với pháp luật và trong khuôn khổ chính sách phát triển của mình.
4. Những quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được hiểu là bắt buộc một Bên ký kết phải dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia lợi ích của bất kỳ sự đối xử, ưu đãi hoặc đặc quyền nào phát sinh từ:
a) Việc tham gia vào bất kỳ liên minh thuế quan, liên minh tiền tệ và kinh tế, khu vực thương mại tự do, hoặc bất kỳ hiệp định hội nhập kinh tế khu vực hoặc hiệp định quốc tế khác trong hiện tại hoặc tương lai mà một trong các Bên ký kết là hoặc có thể trở thành thành viên; hoặc
b) Bất kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế hoặc bất kỳ quy định pháp luật trong nước nào liên quan toàn bộ hoặc chủ yếu đến thuế; hoặc
c) Một công ước hoặc điều ước đa phương về đầu tư mà một trong các Bên ký kết là hoặc có thể trở thành thành viên.
Điều 5. Bồi thường thiệt hại
1. Trong trường hợp đầu tư của nhà đầu tư mỗi Bên ký kết bị thiệt hại do chiến tranh, xung đột vũ trang khác, tình trạng khẩn cấp quốc gia, nổi dậy, bạo loạn, nổi loạn, hoặc tình trạng tương tự khác trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, nhà đầu tư đó sẽ được Bên ký kết kia dành sự đối xử, liên quan đến việc hoàn trả, đền bù, bồi thường hoặc các giải pháp khác, không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết đó dành cho nhà đầu tư nước mình hay nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào, tùy thuộc vào sự đối xử nào thuận lợi hơn đối với nhà đầu tư.
2. Không ảnh hưởng đến khoản 1 của Điều này, các nhà đầu tư của một Bên ký kết, trong bất kỳ tình huống nào nêu tại khoản 1, bị thiệt hại trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia do:
a) Việc trưng thu tài sản của họ bởi lực lượng vũ trang hoặc cơ quan của Bên ký kết đó; hoặc
b) Việc phá hoại tài sản của họ bởi lực lượng vũ trang hoặc cơ quan của Bên ký kết đó không gây ra trong hành động chiến đấu hoặc không cần thiết trong tình huống đó,
Sẽ được hoàn trả hoặc bồi thường thỏa đáng một cách không kém thuận lợi hơn sự đối xử sẽ dành, trong tình huống tương tự, cho nhà đầu tư của Bên ký kết đó hoặc nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác.
Điều 6. Tước quyền sở hữu
1. Đầu tư của nhà đầu tư của một Bên ký kết sẽ không bị quốc hữu hoá, tước quyền sở hữu trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, trừ trường hợp vì mục đích công cộng và phải bồi thường nhanh chóng, thoả đáng và có hiệu quả. Việc tước quyền sở hữu sẽ được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử phù hợp với thủ tục pháp luật của Bên ký kết thực hiện việc tước quyền sở hữu.
2. Việc bồi thường này sẽ tương đương với giá thị trường của khoản đầu tư bị tước quyền sở hữu tại thời điểm tước quyền sở hữu hoặc tại thời điểm thông báo việc tước quyền sở hữu, tùy thuộc thời điểm nào đến trước, và sẽ có hiệu lực thanh toán. Việc bồi thường được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi.
3. Mặc dù có các quy định tại khoản 1 và khoản 2 nói trên, trong trường hợp của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bất kỳ biện pháp tước quyền sở hữu nào liên quan đến đất đai sẽ thực hiện theo pháp luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến điều kiện và khoản tiền bồi thường cho việc tước quyền sở hữu.
4. Nhà đầu tư của một Bên ký kết bị ảnh hưởng bởi việc tước quyền sở hữu sẽ có quyền được cơ quan tư pháp hoặc cơ quan độc lập khác của Bên Ký kết kia nhanh chóng xem xét lại vụ việc của mình và việc định giá khoản đầu tư phù hợp với các nguyên tắc của Điều này và pháp luật của Bên Ký kết tước quyền sở hữu.
5. Khi một Bên Ký kết tước quyền sở hữu về tài sản của một công ty được thành lập và tổ chức theo pháp luật của nước mình, mà trong đó nhà đầu tư của Bên Ký kết kia sở hữu cổ phần, trái phiểu hoặc các hình thức tham gia khác, các quy định của Điều này sẽ được áp dụng đối với phần sở hữu của nhà đầu tư đó trong công ty nói trên.
Điều 7. Chuyển tiền
1. Mỗi Bên ký kết sẽ, tùy thuộc vào pháp luật nước mình, đảm bảo cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia, và sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính của họ, được tự do chuyển các khoản tiền của họ liên quan đến đầu tư. Việc chuyển tiền này cụ thể sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi:
a) Thu nhập;
b) Số tiền cần thiết để trả cho các chi phí phát sinh từ hoạt động đầu tư, như trả tiền vay, trả tiền cho thư tín dụng nhập khẩu, tiền trả trước hoặc các chi phí tương tự;
c) Tiền bồi thường theo các Điều 5 và 6;
d) Các khoản thu được từ việc bán hoặc thanh lý toàn bộ hoặc một phần đầu tư;
e) Các khoản thu nhập chưa tiêu hết và các khoản tiền khác của nhân viên thu được từ nước ngoài và làm việc liên quan đến đầu tư;
f) Các khoản tiền bổ sung để thành lập, duy trì, phát triển hoặc gia tăng đầu tư.
2. Việc chuyển tiền được thực hiện không chậm trễ, bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, theo tỷ giá hối đoái thị trường áp dụng vào ngày chuyển tiền và phù hợp với bất kỳ thủ tục hoặc quy trình nào áp dụng tại Bên ký kết tiếp nhận đầu tư.
3. Mặc dù có quy định tại các khoản 1 và 2, một Bên ký kết có thể ban hành hoặc duy trì các biện pháp liên quan đến giao dịch vốn và thanh toán qua biên giới thông qua việc áp dụng các quy định pháp luật của mình một cách công bằng, không phân biệt đối xử và thiện chí liên quan đến:
a) Ban hành các biện pháp tự vệ trong một thời gian hợp lý trong các trường hợp đặc biệt như khi Bên ký kết tiếp nhận đầu tư gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế vĩ mô hoặc khó khăn nghiêm trọng về cán cân thanh toán;
b) Thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc của Bên ký kết đó do tư cách thành viên trong bất kỳ liên minh thuế quan, liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ, thị trường chung, hiệp định thương mại tự do hoặc tổ chức kinh tế khu vực;
c) Phá sản, mất khả năng thanh toán, hoặc bảo vệ quyền của chủ nợ;
d) Phát hành, kinh doanh, hoặc giao dịch chứng khoán, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hoặc sản phẩm phái sinh khác;
e) Tội phạm hoặc vi phạm hình sự và thu hồi thu nhập do phạm tội mà có;
f) Báo cáo tài chính hoặc giữ sổ sách về các khoản chuyển tiền khi cần thiết nhằm hỗ trợ thi hành pháp luật hoặc hỗ trợ cơ quan quản lý tài chính;
g) Đảm bảo việc tuân thủ các mệnh lệnh và phán quyết theo thủ tục hành chính và tư pháp;
h) An sinh xã hội, chế độ hưu trí công, hoặc chương trình tiết kiệm bắt buộc; và
i) Trợ cấp thôi việc của người lao động.
4. Các biện pháp nêu tại các điểm (3)(a) và (3)(b) của Điều này:
a) Phải công bằng, không thiên vị hoặc phân biệt đối xử một cách bất hợp lý và được áp dụng có thiện chí;
b) Áp dụng tạm thời và được dỡ bỏ khi điều kiện cho phép;
c) Sẽ được thông báo nhanh chóng cho Bên ký kết kia;
d) Phù hợp với Hiệp định thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế; và
e) Không vượt quá mức cần thiết để giải quyết tình trạng khó khăn về kinh tế vĩ mô hoặc cán cân thanh toán quy định tại các điểm (3)(a) và (3)(b) của Điều này
Điều 8. Thế quyền
1. Nếu một Bên ký kết hoặc cơ quan được Bên đó ủy nhiệm trả tiền cho nhà đầu tư của mình theo một bảo đảm hoặc hợp đồng bảo hiểm đối với rủi ro phi thương mại mà Bên đó đã ký kết liên quan đến khoản đầu tư trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết kia, Bên ký kết kia sẽ công nhận:
a) Việc chuyển bất kỳ quyền hoặc yêu cầu nào từ nhà đầu tư sang Bên ký kết ban đầu hoặc cơ quan được Bên đó chỉ định; và
b) Rằng Bên ký kết ban đầu hoặc cơ quan được Bên ký kết đó chỉ định, do kết quả của việc thế quyền, được quyền thực hiện các quyền và các yêu cầu của nhà đầu tư đó.
2. Các quyền và yêu cầu được thế quyền không vượt quá quyền và yêu cầu ban đầu của nhà đầu tư.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư của Bên ký kết kia
1. Tranh chấp giữa nhà đầu tư của một Bên ký kết và Bên ký kết kia liên quan đến việc nghi ngờ vi phạm các nghĩa vụ của Bên ký kết kia theo Hiệp định này gây thiệt hại cho đầu tư của nhà đầu tư đó sẽ, trong chừng mực có thể, được giải quyết một cách thân thiện thông qua đàm phán và tham vấn giữa các bên tranh chấp.
2. Nếu bất kỳ tranh chấp nào nêu trên không được giải quyết trong thời hạn (6) sáu tháng kể từ ngày tranh chấp được nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết đó, vụ tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết tại:
a) Tòa án có thẩm quyền trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi đầu tư đã được thực hiện;
b) Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (Trung tâm) được thành lập theo Công ước Washington ngày 18 tháng 3 năm 1965 về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và công dân của nhà nước khác với điều kiện hai Bên ký kết đều là thành viên của Công ước này; hoặc
c) Cơ chế phụ trợ của Trung tâm nếu chỉ một Bên ký kết là thành viên của Công ước Washington; hoặc
d) Tòa trọng tài theo vụ việc (ad hoc), trừ trường hợp các bên tranh chấp có thoả thuận khác, được thành lập theo các Quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
Một khi nhà đầu tư đã đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo bất kỳ thủ tục nào được quy định trên đây, thì sự lựa chọn đó là cuối cùng.
Để chắc chắn hơn, các quy định về đối xử Tối huệ quốc trong Hiệp định này không bao gồm yêu cầu phải dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia việc thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp khác với các quy định trong Hiệp định này.
3. Việc đệ trình vụ tranh chấp ra trọng tài theo quy định tại khoản 2 phải đáp ứng điều kiện là việc đệ trình đó được thực hiện trong thời hạn (2) năm tính từ thời điểm nhà đầu tư trong vụ tranh chấp đã biết, hoặc có lý do để biết về vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định này và thiệt hại hoặc tổn thất đã gây ra đối với nhà đầu tư hoặc đầu tư của nhà đầu tư đó.
4. Tòa trọng tài ra quyết định phù hợp với các quy định của Hiệp định này, pháp luật của Bên ký kết có liên quan trong vụ tranh chấp mà đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ của Bên đó (kể cả các nguyên tắc về xung đột pháp luật), các điều kiện trong các thỏa thuận cụ thể về đầu tư có liên quan và các nguyên tắc có liên quan của luật quốc tế.
5. Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng trọng tài hoặc trong thời gian thi hành các quyết định của trọng tài, không một Bên ký kết nào có quyền kiện ngược để biện hộ với lý do nhà đầu tư của Bên ký kết kia trong vụ tranh chấp đã nhận hoặc sẽ nhận được khoản đền bù hoặc khoản bồi thường khác cho toàn bộ hoặc một phần thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm hoặc bảo lãnh.
6. Bất kỳ quyết định nào của trọng tài được đưa ra theo quy định của Điều này là chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp, và phải được thi hành phù hợp với pháp luật quốc gia của Bên ký kết mà quyết định được đưa ra trên lãnh thổ của Nhà nước của Bên ký kết đó.
Điều 10. Giải quyết tranh chấp giữa các Bên ký kết
1. Các Bên ký kết, trong chừng mực có thể, sẽ giải quyết bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến giải thích và áp dụng Hiệp định này bằng tham vấn thông qua các kênh ngoại giao.
2. Nếu tranh chấp không được giải quyết bằng cách nêu trên trong vòng sáu (6) tháng kể từ ngày yêu cầu tham vấn, tranh chấp đó có thể, theo yêu cầu của một Bên ký kết, được ra Tòa trọng tài phù hợp với các quy định của Điều này.
3. Tòa trọng tài sẽ được thành lập cho từng vụ việc cụ thể theo cách như sau. Trong vòng hai (2) tháng kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một thành viên của Tòa trọng tài. Hai thành viên này sẽ lựa chọn một công dân của nước thứ ba làm Chủ tịch Tòa trọng tài (sau đây gọi là “Chủ tịch”) để các Bên ký kết chỉ định. Chủ tịch sẽ được chỉ định trong vòng ba (3) tháng, kể từ ngày chỉ định hai thành viên kia.
4. Nếu trong các thời hạn nêu tại khoản 3 mà chưa thực hiện xong các chỉ định cần thiết, mỗi Bên ký kết có thể mời Chủ tịch Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc tiến hành các chỉ định cần thiết. Nếu Chủ tịch Toà án quốc tế Liên hiệp quốc là công dân của một Bên ký kết hoặc vì lý do khác không được thực hiện chức năng này, Phó Chủ tịch Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc sẽ được mời tiến hành các chỉ định cần thiết. Nếu Phó Chủ tịch Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc là công dân của một Bên ký kết hoặc vì lý do nào khác không được thực hiện chức năng này, thành viên cao cấp tiếp theo của Toà án tư pháp quốc tế Liên hiệp quốc không phải là công dân của một Bên ký kết sẽ được mời tiến hành các chỉ định cần thiết
5. Tòa trọng tài sẽ ra quyết định bằng biểu quyết theo đa số. Quyết định này sẽ có giá trị bắt buộc. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho trọng tài do mình chỉ định, cũng như các chi phí cho việc tham gia của mình trong các thủ tục trọng tài; chi phí cho Chủ tịch cũng như các chi phí còn lại do mỗi Bên ký kết chịu bằng nhau.
Điều 11. Áp dụng các quy định khác
Nếu pháp luật của một Bên ký kết hoặc các nghĩa vụ của Bên đó theo các hiệp định quốc tế mà cả hai Bên ký kết là hoặc có thể trở thành thành viên, ngoài Hiệp định này, chứa đựng quy định, bất kể là chung hay cụ thể, dành cho đầu tư của nhà đầu tư của Bên ký kết kia sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử quy định tại Hiệp định này, các quy định đó sẽ, trong chừng mực tạo thuận lợi hơn cho cho nhà đầu tư, được ưu tiên áp dụng so với Hiệp định này
Điều 12. Lợi ích an ninh thiết yếu
1. Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là cản trở một Bên ký kết thực hiện bất kỳ hành động nào mà Bên đó cho là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình:
a) Liên quan đến tội phạm hoặc vi phạm hình sự
b) Liên quan đến buôn lậu vũ khí, đạn dược và công cụ chiến tranh và các giao dịch về hàng hóa, vật liệu, dịch vụ và công nghệ khác được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp với mục đích cung cấp một cơ sở quân sự hoặc cơ sở an ninh khác;
c) Thực hiện trong thời gian chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế;
d) Liên quan đến việc thực hiện chính sách quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác;
e) Khi thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên hợp quốc về gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế;
f) Bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, những người tham gia thị trường tài chính, người mua bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm, hoặc những người mà một tổ chức tài chính có nghĩa vụ thực hiện việc ủy thác;
g) Việc duy trì sự an toàn, lành mạnh và thống nhất hoặc trách nhiệm tài chính của các tổ chức tài chính; và
h) Đảm bảo sự thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính của một Bên ký kết.
2. Với điều kiện các biện pháp này không được thực hiện theo cách tạo ra phương tiện để một Bên ký kết thiên vị hoặc phân biệt đối xử bất hợp lý hoặc hạn chế đầu tư trá hình, không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là cản trở các Bên ký kết thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết để duy trì trật tự công cộng.
Điều 13. Từ chối lợi ích
Một Bên ký kết có thể từ chối các lợi ích của Hiệp định này đối với nhà đầu tư của Bên ký kết kia là doanh nghiệp của Bên ký kết đó và đầu tư của họ, nếu hoạt động của doanh nghiệp đó không có mối quan hệ thực tế và liên tục với nền kinh tế của Bên ký kết kia.
Điều 14. Thời điểm có hiệu lực, thời gian có hiệu lực và chấm dứt
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau chín mươi (90) ngày kể từ ngày các Bên ký kết trao đổi thông báo bằng văn bản thông qua các kênh ngoại giao, thông báo cho nhau về việc đã hoàn thành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định này có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận của các Bên ký kết. Sửa đổi sẽ được thực hiện thông qua trao đổi công hàm hoặc ký hiệp định sửa đổi. Sửa đổi đó sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
3. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vòng mười (10) năm. Sau đó Hiệp định sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi đến mười hai (12) tháng kể từ ngày mỗi Bên ký kết gửi thông báo chấm dứt hiệu lực cho Bên ký kết kia.
4. Đối với các khoản đầu tư đã được thực hiện trước ngày chấm dứt hiệu lực Hiệp định này, các quy định của các Điều từ 1 đến 13 của Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn mười (10) năm kể từ ngày chấm dứt hiệu lực Hiệp định này trừ khi các Bên ký kết có quyết định khác.
Để làm chứng những điều trên đây, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền hợp lệ của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Bratislava ngày 17 tháng 12 năm 2009 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Slovakia và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về việc giải thích, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
PHÓ THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Phạm Gia Khiêm

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA SLOVAKIA
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Miroslav Lajčák

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 39/2011/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xlô-va-ki-a về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau”