Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 203/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 203/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2007

THÔNG BÁO

Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng

tại buổi làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngày 03 tháng 10 năm 2007, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làmviệc với lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam; cùng dự buổi làmviệc của Phó Thủ tướng có lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước 9 tháng năm 2007, kế hoạch năm 2008 và định hướng phát triển hoạt động giai đoạn từ nay đến 2020 và một số kiến nghị; lãnh đạo các Bộ, cơ quan phát biểu ý kiến, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kết luận như sau:

I – Về tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước:

1. Thời gian qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, triển khai tích cực nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng cần được hỗ trợ của Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ.

2. Nhằm góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phù hợp với cam kết gia nhập WTO; Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xác định rõ mô hình hoạt động, là ngân hàng chính sách của Chính phủ, với mục đích và yêu cầu là: đóng góp tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu nói trên; tập trung khai thác các nguồn vốn với lãi suất thấp để cho các dự án thuộc khung quy định của Chính phủ vay đầu tư.

Ngân hàng phải đổi mới tư duy kế hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ được giao: chủ động tìmkiếm, lựa chọn và cung ứng vốn cho các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ đầu tư theo quy định của Chính phủ; nhưng phải bảo đảm có hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng; tập trung huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển và thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời, chủ động đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng cho yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới; phấn đấu tăng nguồn thu, tự bù đắp chi phí hoạt động, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

3.Thủ tướng Chính phủ đã giao thêm một số nhiệm vụ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; trong đó, thực hiện hỗ trợ cho một số dự án đầu tư sangLào; làm chủ đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kéo dài đến Cảng Lạch Huyện theo hình thức BOT. Đây là những nhiệm vụ mới, đột xuất, Ngân hàng vừa lo thu xếp vốn, vừa tổ chức thực hiện đầu tư dự án; vì vậy, cần cố gắng vươn lên, tập trung sức để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giải ngân vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc: Phải căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký với chủ đầu tư và nhà xuất khẩu; chịu trách nhiệm về việc giải ngân theo tiến độ, bảo đảm thu hồi đủ vốn và an toàn tín dụng.

5. Cần tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông tin của Ngân hàng, bảo đảm hiện đại hoá tất cả các hoạt động và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro.

6. Về thực hiện kế hoạch năm 2007, Ngân hàng phải phấn đấu tích cực để giải ngân vốn trong nước đạt hoặc vượt chỉ tiêu 33.000 tỷ đồng đã đăng ký.

Nhiệm vụ kế hoạch năm2008 đặt ra là: Tổng mức đầu tư của toàn bộ nền kinh tế phải cao hơn năm 2007; trong đó, đầu tư phát triển các các cơ sở giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng giao thông,… cần được huy động từ nhiều nguồn vốn với tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Chính phủ không ràng buộc tổng mức vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; do đó, thực hiện kế hoạch năm 2008, Ngân hàng Phát triển phải phấn đấu đạt trên 45.000 tỷ đồng.

II- Về một số đề nghị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

1.Giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, khẩn trương rà soát các nội dung của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11tháng 5 năm 2007 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO, Hợp đồng BT, ban hành kịp thời các Thông tư hướng dẫn, hoặc quy định cụ thể liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thanh, quyết toán cho các hạng mục công trình, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Giao Bộ Tài chính chủ trì thành lập ngay Tổ công tác liên ngành, gồm đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn điện lực Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam làm việc với Uỷ ban nhân dân các tỉnh để rà soát, đánh giá toàn bộ công tác đền bù, di dân tái định cư của Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và biện pháp khắc phục.

Trước mắt, đồng ý về nguyên tắc tăng mức tạm ứng vốn cho đền bù di dân tái định cư của dự án này; nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, theo đúng tiến độ và tránh thất thoát; mức tạm ứng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành về cơ chế cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2007.

4. Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan, rà soát các vướng mắc khi triển khai Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trình Chính phủ xem xét, quyết định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trong đó, cần lưu ý nguồn ODA Nhà nước giao với lãi suất thấp để Ngân hàng có nguồn vốn cho các dự án vay và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung hỗ trợ xuất khẩu.

Trước mắt, đồng ý thời hạn cho vay đối với các dự án hạ tầng giao thông và các dự án quan trọng khác được thực hiện theo dự án được duyệt.

5.Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động của Ngân hàng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tổ chức hội thảo và xin ý kiến các Bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

6. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách nhà nước cho Bộ Giao thông vận tải đủ nguồn trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5153/VPCP-KTTH ngày 12 tháng 9 năm 2007.

7. Với vai trò thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đúng quy định, bảo đảm quản lý chặt chế hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước. Hội đồng quản lý phải phát huy hết vai trò và trách nhiệm, tạo điều kiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ;

– Các Phó Thủ tướng;

– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải,

Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Công Thương; Xây dựng;

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

– UBND các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu;

– Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam,

– VPCP: BTCN, các PCN,

Các Vụ: TH, CN, NN, Website CP;

– Lưu: VT, KTTH (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Nguyễn Quốc Huy

Thuộc tính văn bản
Thông báo 203/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 203/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Quốc Huy
Ngày ban hành: 16/10/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Chính sách

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 203/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2007

THÔNG BÁO

Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng

tại buổi làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngày 03 tháng 10 năm 2007, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làmviệc với lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam; cùng dự buổi làmviệc của Phó Thủ tướng có lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước 9 tháng năm 2007, kế hoạch năm 2008 và định hướng phát triển hoạt động giai đoạn từ nay đến 2020 và một số kiến nghị; lãnh đạo các Bộ, cơ quan phát biểu ý kiến, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kết luận như sau:

I – Về tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước:

1. Thời gian qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, triển khai tích cực nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng cần được hỗ trợ của Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ.

2. Nhằm góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phù hợp với cam kết gia nhập WTO; Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xác định rõ mô hình hoạt động, là ngân hàng chính sách của Chính phủ, với mục đích và yêu cầu là: đóng góp tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu nói trên; tập trung khai thác các nguồn vốn với lãi suất thấp để cho các dự án thuộc khung quy định của Chính phủ vay đầu tư.

Ngân hàng phải đổi mới tư duy kế hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ được giao: chủ động tìmkiếm, lựa chọn và cung ứng vốn cho các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ đầu tư theo quy định của Chính phủ; nhưng phải bảo đảm có hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng; tập trung huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển và thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời, chủ động đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng cho yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới; phấn đấu tăng nguồn thu, tự bù đắp chi phí hoạt động, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

3.Thủ tướng Chính phủ đã giao thêm một số nhiệm vụ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; trong đó, thực hiện hỗ trợ cho một số dự án đầu tư sangLào; làm chủ đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kéo dài đến Cảng Lạch Huyện theo hình thức BOT. Đây là những nhiệm vụ mới, đột xuất, Ngân hàng vừa lo thu xếp vốn, vừa tổ chức thực hiện đầu tư dự án; vì vậy, cần cố gắng vươn lên, tập trung sức để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giải ngân vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc: Phải căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký với chủ đầu tư và nhà xuất khẩu; chịu trách nhiệm về việc giải ngân theo tiến độ, bảo đảm thu hồi đủ vốn và an toàn tín dụng.

5. Cần tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông tin của Ngân hàng, bảo đảm hiện đại hoá tất cả các hoạt động và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro.

6. Về thực hiện kế hoạch năm 2007, Ngân hàng phải phấn đấu tích cực để giải ngân vốn trong nước đạt hoặc vượt chỉ tiêu 33.000 tỷ đồng đã đăng ký.

Nhiệm vụ kế hoạch năm2008 đặt ra là: Tổng mức đầu tư của toàn bộ nền kinh tế phải cao hơn năm 2007; trong đó, đầu tư phát triển các các cơ sở giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng giao thông,… cần được huy động từ nhiều nguồn vốn với tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Chính phủ không ràng buộc tổng mức vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; do đó, thực hiện kế hoạch năm 2008, Ngân hàng Phát triển phải phấn đấu đạt trên 45.000 tỷ đồng.

II- Về một số đề nghị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

1.Giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, khẩn trương rà soát các nội dung của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11tháng 5 năm 2007 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO, Hợp đồng BT, ban hành kịp thời các Thông tư hướng dẫn, hoặc quy định cụ thể liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thanh, quyết toán cho các hạng mục công trình, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Giao Bộ Tài chính chủ trì thành lập ngay Tổ công tác liên ngành, gồm đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn điện lực Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam làm việc với Uỷ ban nhân dân các tỉnh để rà soát, đánh giá toàn bộ công tác đền bù, di dân tái định cư của Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và biện pháp khắc phục.

Trước mắt, đồng ý về nguyên tắc tăng mức tạm ứng vốn cho đền bù di dân tái định cư của dự án này; nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, theo đúng tiến độ và tránh thất thoát; mức tạm ứng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành về cơ chế cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2007.

4. Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan, rà soát các vướng mắc khi triển khai Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trình Chính phủ xem xét, quyết định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trong đó, cần lưu ý nguồn ODA Nhà nước giao với lãi suất thấp để Ngân hàng có nguồn vốn cho các dự án vay và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung hỗ trợ xuất khẩu.

Trước mắt, đồng ý thời hạn cho vay đối với các dự án hạ tầng giao thông và các dự án quan trọng khác được thực hiện theo dự án được duyệt.

5.Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động của Ngân hàng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tổ chức hội thảo và xin ý kiến các Bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

6. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách nhà nước cho Bộ Giao thông vận tải đủ nguồn trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5153/VPCP-KTTH ngày 12 tháng 9 năm 2007.

7. Với vai trò thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đúng quy định, bảo đảm quản lý chặt chế hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước. Hội đồng quản lý phải phát huy hết vai trò và trách nhiệm, tạo điều kiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ;

– Các Phó Thủ tướng;

– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải,

Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Công Thương; Xây dựng;

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

– UBND các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu;

– Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam,

– VPCP: BTCN, các PCN,

Các Vụ: TH, CN, NN, Website CP;

– Lưu: VT, KTTH (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Nguyễn Quốc Huy

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 203/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”